Chân Không

Chân Không

1629906979

Cuộc đời của Đức Phật bị luân hồi và thành Phật

Sách Trắng Thiền Tông

01. Bài kệ 12 câu của Đức Phật dạy
02. Phật Giới
03. Tam Giới
04. Giải thích Cõi Trời Vô Sắc
05. Giải thích Cõi Trời Hữu Sắc và Tịnh Độ
06. Giải thích Cõi Trời Dục Giới
07. Địa cầu là nơi 5 loài sống chung – Ngũ Thú Tạp Cư
08. Đức Phật kể Ngài bị luân hồi trong Tam Giới, sau cùng thành Phật
09. Những lời dạy tuyệt mật để lưu lại hậu thế theo dòng Thiền tông

MỞ ĐẦU LÀ BÀI KỆ 12 CÂU CỦA ĐỨC PHẬT DẠY

Phật giới gồm có những chi?
Càn khôn Vũ trụ có chi phải tường?
Tam giới phải rõ thông đường
Người tu theo Phật rõ đường để đi.

Tánh Người phải biết là chi?
Ở trong tánh Phật có gì phải thông?
Phải rõ luân chuyển trong Trần
Giải thoát ra khỏi đường Trần là an.

Như Lai dạy rất rõ ràng
Không chịu tìm hiểu nói càng kiếm danh
Cứ mãi lường gạt đua tranh
Cứ đi, đi mãi loanh quanh luân hồi!

Mười hai câu kệ trên đây, là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy ông Ma Ha Ca Diếp truyền theo dòng Thiền tông tuyệt mật. Để cung cấp cho các vị Tổ Thiền tông làm căn bản về pháp môn Thiền tông học. Sau các đời Tổ sư Thiền tông truyền lại cho Thiền tông sư và Thiền tông gia làm bản gốc dạy pháp môn Thiền tông học này.
Đức Thế Tôn dạy tiếp 12 câu kệ: 
Sự sống vị Phật là sao?
Sự sống Tam giới là sao phải tường?
Tu Phật phải rõ thông đường
Luân hồi sinh tử không vươn làm gì.

Tu phước là để được chi?
Tạo ra công đức làm gì phải thông?
Tu sao còn dính trong Trần?
Tu sao giải thoát mười phần phải thông?

Ngồi thiền Quán, Tưởng, Cầu mong
Nhìn trong Tam giới mà không hiểu gì
Thiền tông Phật dạy để chi?
Phải biết thật rõ hết đi luân hồi!  

PHẦN MỘT: Phật giới:

– Nói không gian trùm khắp không biên giới.
– Gọi là “Bể tánh Thanh tịnh”.
– Trong Bể tánh Thanh tịnh có các phần như sau:
 

Một: Điện từ Quang trùm khắp, làm sự sống cho:
1-Tánh Phật
2-Các vị Phật.
3-Cấu tạo vỏ bọc của tánh Phật.

Hai:  Trong Phật giới có Hằng hà sa số cái Ý.
Cái Ý này tự nhiên có đầy khắp trong Phật giới.
Cái Ý này tự nó có 4 phần:
1- Lúc nào cũng thấy, gọi là hằng Thấy.
2- Lúc nào cũng nghe, gọi là hằng Nghe.
3- Lúc nào cũng rung động, muốn phát ra tiếng thì có tiếng, gọi là hằng Pháp.
4-Lúc nào cũng biết, gọi là hằng Tri.

PHẦN HAI: Tam giới:
Một vùng rất nhỏ trong Càn khôn Vũ trụ phải hiểu như sau:
Một Thái dương hệ gọi là 1 Tam giới, gồm có:
– Một ngàn Thái dương hệ gọi là 1 Tiểu thiên thế giới.
– Một Tiểu thiên thế giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 tỷ Tam giới, gọi là 1 Trung thiên thế giới.
Trung thiên thế giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 ngàn tỷ Tam giới, gọi là Đại thiên thế giới.
Mà Như Lai nhìn thấy trong Càn khôn Vũ trụ này có Hằng hà sa số Tam thiên Đại thiên thế giới. Đồng nghĩa, đem số cát của mấy  tỷ sông Hằng ra đếm, thì số cát của mấy tỷ sông Hằng cũng không bằng số Tam thiên Đại thiên thế giới nữa, mà Tam thiên Đại thiên thế giới nó nằm trong Càn khôn Vũ trụ.
Trong 1 Tam giới có 45 hành tinh chia ra như sau:
Một: Có 11 hành tinh, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc, gọi là “Cõi Trời Vô Sắc”.
Hai/A: Có 11 hành tinh, cấu tạo bằng 12 màu sắc rực rỡ của điện từ Âm Dương, gọi là “Cõi Trời Hữu Sắc”.
Hai/B: Trong cõi trời Hữu Sắc rực rỡ này, có 6 hành tinh rất thanh tịnh, gọi là “Lục Quốc Tịnh Độ”.
Ba: Có 11 hành tinh, cấu tạo bằng 5 màu sắc điện từ Âm Dương thật đậm, cường lực rất mạnh, nên gọi là “Cõi Trời Dục Giới”.
Bốn: Có 6 hành tinh, cấu tạo bằng “Tứ đại”: Đất – Nước – Gió – Lửa. Nơi 5 loài sống chung, tức “Ngũ thú tạp cư”, gọi là Địa cầu.
Một Tam giới mà đã có nhiều hành tinh như vậy. Ai đó bảo: Càn khôn Vũ trụ này là do họ làm ra, là không đúng sự thật.

PHẦN BA: Giải thích cõi trời Vô Sắc:
Vì sao gọi là cõi trời Vô Sắc?
– Vì cõi trời này cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc, rất thanh tịnh. Do đó, sự sống ở cõi trời này rất thanh tịnh.
Gồm có 11 hành tinh:
1- Trời Vô Lượng Nghiêm Sức.
2- Trời Nghiêm Sức Quả Thiệt.
3- Trời Vô Tưởng.
4-Trời Vô Phiền.
5- Trời Vô Nhiệt.
6- Trời Thiện Kiến.
7- Trời Thiện Hiện.
8- Trời Sắc Cứu Cánh.
9- Trời Ma Hê Thủ La.
10- Trời Phi Phi Tưởng.
11- Trời Phi Phi Tưởng Xứ.
– Vị cai quản cõi Trời này gọi là “Chúa Trời Vô Sắc”.
– Người sống ở cõi trời này gọi là Trời nam hay Trời nữ. Trời nam hay Trời nữ này, vị nào cũng mang tánh Trời cả. Tánh Trời của họ cũng tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc.
– Việc làm ở cõi Trời này có việc như sau:
Trời nam và Trời nữ có bổn phận giao hợp với nhau sanh ra Trời con, để tiếp nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến. Chứa trong Trung Ấm Thân này, là cái vỏ bọc tánh Phật.
Trung Ấm Thân của con người làm gì mà được vãng sanh đến cõi Trời Vô Sắc này?
– Vì Trung Ấm Thân khi còn sống ở thế giới loài Người thích làm 3 việc như sau:
1- Thích làm phước thiện thật nhiều.
2- Mơ tưởng thích sống nơi thanh tịnh.
3- Ngồi thiền ép cho tâm Vật lý được thanh tịnh.
Ở thế giới loài Người, ai muốn sống nơi thanh thịnh thì thực hành ba phần nói trên. Tức tự tạo ra làn sóng nghiệp thanh tịnh. Khi hết duyên sống nơi thế giới loài Người, thì được làn sóng nghiệp do mình tự tạo ra đó, nó tự động hút đưa mình đến cõi Trời Vô Sắc này.
Một vị Trời ở cõi Trời Vô Sắc này được sanh ra như sau:
Trung Ấm Thân mang vỏ bọc tánh Phật, khối nghiệp thiện, khối nghiệp thích thanh tịnh, đến với cõi Trời Vô Sắc này. Đầu tiên, phải tìm đến đôi Trời nam và nữ đang giao hợp, chui vào “Lỗ đen” của Trời nữ, để không còn Thấy, Nghe, Nói và Biết nữa. Sau đó, Trung Ấm Thân được đưa vào “Tử cung” của Trời nữ ngủ suốt 900 năm, 10 ngàn ngày. Sau đó, được sanh ra làm 1 vị Trời con và dần dần lớn lên cũng theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt của nhân quả và luân hồi.
Vị Trời con sống nơi cõi Trời Vô Sắc này có 4 việc làm như sau:
1- Tự do ngao du bất cứ đâu trong hành tinh này.
2- Dụng công tọa thiền để thụ hưởng cái an vui kỳ diệu do mình dụng công tọa thiền mà có.
3- Ăn uống, là trái cây, hoa, lá và nước có sẵn đầy trong hành tinh Vô Sắc này, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc.
4- Trời nam và Trời nữ giao hợp với nhau sanh ra Trời con để nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến.
– Tuổi thọ của loài Trời Vô Sắc này là 100 ngàn năm so với thời gian ở địa cầu. Khi hết tuổi thọ, phải trở lại sống với thế giới loài Người để luân chuyển đi nơi khác.
– Ở thế giới loài Người, ai muốn vãng sanh đến cõi Trời Vô Sắc này sinh sống, thì ở thế giới loài Người phải làm 4 việc như sau:
A- Làm phước thật nhiều để tạo “Nghiệp thiện”.
B-Cầu mong được sống nơi thanh tịnh.
C_Tọa thiền, dụng công ép cho thân mình khô kiệt.
D- Ép cho tâm Vật lý không còn suy nghĩ.

Ai thực hiện đúng 4 phần nói trên, khi hết tuổi thọ sẽ được vãng sanh đến sống 1 trong 11 hành tinh Vô Sắc này.


PHẦN BỐN: Giải thích cõi Trời Hữu Sắc và Tịnh Độ:
Cõi Trời Hữu Sắc có 11 hành tinh:

1-Trời Đại Phạm.
2-Trời Thiểu Quang.
3- Trời Vô Lượng Quang.
4- Trời Quang Âm.
5- Trời Thiểu Tịnh.
6-Trời Vô Lượng Tịnh.
7-Trời Biến Tịnh.
8-Trời Phước Sanh.
9-Trời Phước Ái.
10- Trời Quãng Quả.
11-.Trời Nghiêm Sức.
Vị cai quản cõi Trời này gọi là “Chúa Trời Hữu Sắc”.
Người sống ở cõi Trời này gọi là Trời nam hay Trời nữ. Trời nam hay Trời nữ này vị nào cũng mang tánh Trời cả. Tánh Trời của họ là do cấu tạo bằng 12 màu sắc rực rỡ của điện từ Âm Dương nên lúc nào họ cũng thích cảnh có màu sắc đẹp.
– Việc làm ở cõi Trời này có 3 việc như sau:
1- Tự do ngao du bất cứ đâu trong hành tinh này.
2- Ăn uống, là trái cây, hoa, lá và nước có sẵn đầy trong hành tinh Hữu Sắc này, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 12 màu sắc rực rỡ.
3- Trời nam và Trời nữ giao hợp với nhau sanh ra Trời con để nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến.
Tuổi thọ của loài Trời Hữu Sắc này là 10 ngàn năm so với thời gian ở địa cầu. Khi hết tuổi thọ, phải trở lại sống với thế giới loài Người để luân chuyển đi nơi khác.
Loài Người ai muốn vãng sanh đến cõi Trời Hữu Sắc này sinh sống thì ở thế giới loài Người phải là 2 việc như sau:
1- Thích làm phước thiện thật nhiều.
2- Mơ tưởng thích sống nơi cảnh đẹp.
Vì làm được 2 phần nói trên, nên khi còn ở nơi thế giới loài Người, họ tự tạo ra làn sóng nghiệp vui tươi. Khi hết duyên sống nơi thế giới loài Người, tánh Người được biến thành là Trung Thân, nên được làn sóng nghiệp bằng điện từ Âm Dương do mình tự tạo ra đó,  tự động hút đưa Trung Ấm Thân mình đến cõi trời Hữu Sắc này.
Một vị Trời ở cõi trời Hữu Sắc này được sanh ra như sau:
Tung Ấm Thân mang vỏ bọc tánh Phật, khối nghiệp thiện, khối nghiệp thích vui tươi, đến với cõi Trời Hữu Sắc này. Đầu tiên là phải tìm đến đôi Trời nam và Trời nữ đang giao hợp, chui vào “Lỗ đen” của Trời nữ, để không còn Thấy, Nghe, Nói và Biết nữa. Sau đó, Trung Ấm Thân được đưa vào “Tử cung” của Trời nữ ngủ suốt 90 năm, 1 ngàn  ngày. Sau đó được sanh ra làm 1 vị Trời con và dần dần lớn lên cũng theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt của nhân quả và luân hồi.
– Tuổi thọ của loài Trời Hữu Sắc này là 10 ngàn năm so với thời gian ở địa cầu. Khi hết tuổi thọ, phải trở lại sống với thế giới loài Người để luân chuyển đi nơi khác.


Nước Tịnh Độ:
– Có 6 hành tinh cấu tạo bằng 12 màu sắc của điện từ Âm Dương cũng rất rực rỡ và thanh tịnh.
Vì sao gọi là nước Tịnh Độ?
– Vì nó cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 12 màu sắc rực rỡ và thanh tịnh, là nơi dạy pháp môn Thanh tịnh thiền để giúp người tu vượt ra ngoài sự cuốn hút của thế giới Vật lý Âm Dương.
Nước Tịnh Độ này có 6 hành tinh, gồm: 
1- Nước Tịnh Độ của Đức A Sơ Bệ Phật ở hướng Đông mặt trời.
2-Nước Tịnh Độ của Đức A Di Đà Phật ở hướng Tây mặt trời.
3- Nước Tịnh Độ của Đức Nguyệt Đăng Phật ở hướng Nam mặt trời.
4- Nước Tịnh Độ của Đức Diệm Kiên Phật ở hướng Bắc mặt trời.
5- Nước Tịnh Độ của Đức Phạm Âm Phật ở hướng Trên mặt trời.
6- Nước Tịnh Độ của Đức Sư Tử Phật ở hướng Dưới mặt trời.
– Vị cai quản nước Tịnh Độ này gọi là Đức Phật.
– Người sống ở các nước này gọi là Tiên nam hay Tiên nữ.
– Việc làm ở cõi Trời này có 4 việc như sau:
1- Tiên nam và Tiên nữ có bổn phận giao hợp với nhau sanh ra Tiên con, để tiếp nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến. Khi Tiên nữ thụ thai, liền đến ao hay hồ hoặc biển đẻ vào hoa sen đó 1 noãn Tiên. Thời gian sanh ra vị Tiên này là tùy theo sự làm phước và mong cầu của người này khi còn là 1 con người sống nơi thế giới loài Người, mà trong Cửu Phẩm Liên Hoa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có nói rất rõ.
2- Được đi lại tự do bất cứ đâu trong nước Tịnh Độ này.
3- Ngày nào cũng đi cúng các nơi thờ những Đức Phật quá khứ.
4- Ăn uống, là trái cây, hoa, lá và nước có sẵn đầy trong hành tinh Tịnh Độ này, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 12 màu sắc rất rực rỡ.
– Tuổi thọ Tiên sống ở cõi Tịnh Độ này là 1 ngàn năm so với thời gian ở địa cầu. Khi hết tuổi thọ, trước khi trở lại sống nơi thế giới loài Người thì phải qua Đức Phật A Di Đà dẫn ra ao hay hồ hoặc biển kiểm thiền, coi vị Tiên này có được giải thoát hay còn bị đi trong Lục đạo luân hồi nữa.
Bằng cách, Đức Phật A Di Đà bẻ 1 cành hoa sen đưa cho vị Tiên ấy xem, nếu vị Tiên ấy nhìn thấy cành hoa sen mà thấy được bằng tánh thanh tịnh Phật tánh của chính mình, thì vị vị Tiên ấy sẽ được Đức Phật A Di Đà xác nhận bằng câu: "Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”.
Rồi Đức Phật A Di Đà dạy vị Tiên này 8 phần tuyệt mật trong một Tam giới như:
1- Phật giới.
2- Số lượng hành tinh trong Tam giới.
3- Tại sao bị luân hồi.
4- Làm sao được ra ngoài vòng luân hồi.
5- Tạo ra phước đức để làm gì.
6- Tạo ra công đức để làm chi.
7- Một vị Phật được hình thành như thế nào.
8- Nhiệm vụ của một vị Phật.
Tám phần dạy nói trên, vị Tiên ấy khi đã học xong, Đức Phật A Di Đà mới đưa vị Tiên ấy trở lại thế giới loài Người, đến gần chỗ “Mạch nguồn thiền Thanh tịnh” đang phổ biến.  Nhờ vậy, khi vị này vừa nghe đến 2 tiếng “Thiền tông”, tự nhiên nhớ lại tất cả những gì mà Đức Phật A Di Đà đã dạy họ.
– Còn ở thế giới loài Người, ai muốn vãng sanh đến nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà sinh sống, thì ở thế giới loài Người phải làm 2 việc như sau:
A- Làm phước thật nhiều.
B- Ngày nào cũng mong muốn vãng sanh đến nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà sinh sống. Khi hết tuổi thọ sẽ được vãng sanh đến nước của Ngài.

Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo kiêm soạn giả Nguyễn Nhân, tức Nguyễn Công Nhân

Xem thêm: Thiền Tông

#thientong #cankhonvutru #cuocdoicuaducphat

Cuộc đời của Đức Phật bị luân hồi và thành Phật
Chân Không

Chân Không

1629908161

40 phần TUYỆT MẬT Đức Phật biệt truyền theo dòng Thiền Tông

Khi Đức Phật trao tập Huyền Ký cho Ngài Ma Ha Ca Diếp truyền theo dòng Thiền tông. Ông A Nan Đà có trình thưa hỏi Đức Phật:


- Kính bạch Đức Thế Tôn: Chúng con có các phần thắc mắc như sau, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con:

Một: Lý do gì mà Tánh Phật chúng con lại vào thế giới loài Người mượn sắc thân con người?

Hai: Qui luật luân hồi nơi trái đất này như thế nào?

Ba: Kính xin Đức Thế Tôn dạy căn bản cho chúng con thoát ra ngoài qui luật luân hồi của trái đất để trở về Phật giới?

*Đức Phật dạy ông A Nan Đà và đại chúng 40 phần gọi là tuyệt mật mà Như Lai không dạy trong các kinh điển phổ thông:

Phần 1:

- Đầu tiên, Tánh Phật ở trong Phật giới, nhìn thấy những Kim Thân Phật sao quá lớn, còn những Tánh Phật tại sao quá nhỏ, nên có Tánh Phật tò mò hỏi Kim Thân Phật như sau:

- Thưa Kim Thân Phật: Tánh Phật của chúng tôi sao quá nhỏ, còn Kim Thân Phật của quí vị sao quá lớn như vậy, xin qúi vị cho chúng tôi biết?

Có Kim Thân Phật trả lời:

- Trước kia, Kim thân Phật của chúng tôi cũng nhỏ như là Tánh Phật vậy. Nếu Tánh Phật nào muốn lớn như Kim thân Phật, thì hãy vào Tam giới, đến thế giới loài Người, xin vào Dòng tộc loài Người, mượn sắc thân con người tạo công đức, khi công đức được nhiều, trở về Phật giới, số công đức này, được điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào, số công đức này tự nhiên được định hình ra một Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh, Tánh Phật của quí vị ẩn vào trong Ngôi nhà đó, tức khắc một Kim thân Phật được sanh ra. Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh là để Kim thân Phật ở. Còn Ngôi nhà pháp thân thanh tịnh và Kim thân Phật lớn hay nhỏ, là tùy số công đức mà Tánh Phật tạo ra nơi Thế giới loài Người.

Phần 2:

 * Tánh Phật hỏi đường vào Thế giới loài Người:

 Khi Tánh Phật biết được nguyên do nói trên, nên Tánh Phật mới hỏi Kim Thân Phật:

- Chúng tôi muốn vào thế giới loài Người, mượn thân loài Người để tạo công đức, phải đi đường nào vào, xin Kim thân Phật chỉ cho chúng tôi?

* Kim thân Phật trả lời:

- Muốn vào thế giới loài Người, đầu tiên, Tánh Phật phải đến cửa Hải Triều Âm của Tam giới.

- Được cửa này hút Tánh Phật vào Trung tâm vận hành luân hồi.

- Tánh Phật lần theo Trung tâm luân hồi này, đến cửa Hải Triều Âm của Trái đất.

- Được cửa Hải Triều Âm của Trái đất hút vào.

- Tánh Phật được vào đây rồi, tìm đến Dòng tộc nào đó. Hỏi Trưởng ban Dòng tộc, xin Trưởng ban Dòng tộc cho Tánh Phật nhập vào một gia đình nào đó, và tự nguyện làm con của gia đình này, nhưng Kim thân Phật cũng nói cho Tánh Phật biết:

- Khi Tánh Phật đã vào Trung tâm vận hành của Tam giới rồi, thì không trở lại Phật giới được, mà phải đi theo ống dẫn vào trái đất, khi nào Tánh Phật mượn thân con người tạo được công đức thật nhiều rồi, mà muốn trở về Phật giới, thì phải vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới lại, trở về Phật giới bằng cửa Hải triều Dương Tam giới.

 Kim thân Phật cũng nói cho Tánh Phật biết:

 - Khi Tánh Phật mượn sắc thân con người rồi, thì Tánh Phật khó mà bỏ sắc thân con người được. Vì sao vậy? Vì Tánh Người được Tánh Phật làm sự sống, thì Tánh Người không khi nào chịu trả Tánh Phật về Phật giới.

 Tánh Phật trả lời:

- Chẳng lẽ Tánh Người có sức mạnh và khôn hơn Tánh Phật sao?

Kim thân Phật nói:


- Tánh Người không mạnh mà cũng không khôn hơn Tánh Phật, nhưng Tánh Phật khi đã mượn sắc thân con người rồi, Tánh Người không khi nào chịu từ bỏTánh Phật ra.


Tánh Phật lại nói:

- Thôi, Kim Thân Phật cứ chỉ cho Tánh Phật tôi đường vào thế giới loài Người, còn việc Tánh Phật và Tánh Người ai khôn ai dại, chúng tôi biết cách xử.
Thế là, Kim thân Phật chỉ cho Tánh Phật đường vào thế giới loài Người.

Phần 3:

Kim thân Phật chỉ Tánh Phật vào thế giới loài Người:

- Đầu tiên, Tánh Phật phải tìm đến cửa Hải Triều Âm Tam giới.

- Chui vào cửa này.

- Vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới.

- Theo ống dẫn vào trái đất.

- Đến dòng tộc.

- Xin Trưởng ban Dòng tộc cho nhập vào Dòng tộc.

- Xin làm con trong gia đình.

Thế là, Tánh Phật thực hiện đúng lời chỉ dẫn của Kim thân Phật, vào được trái đất và gặp được Trưởng ban Dòng tộc.

Phần 4:

* Tánh Phật xin làm con trong Gia đình:

- Khi Tánh Phật đến gặp Trưởng ban Dòng tộc, được Trưởng ban Dòng tộc đồng ý. Nhưng Trưởng ban Dòng tộc có nói với Tánh Phật 05 điều như sau, nếu Tánh Phật đồng ý, thì mới được vào làm con trong gia đình:

*Điều 1: Không được mượn thân con người tạo nghiệp phước Dương, để vãng sanh đến các cõi Trời hay nước Tinh Độ sinh sống hưởng phước an vui ở đây.

*Điều 2: Không được mượn thân người tạo nghiệp phước Âm, để làm Thần hay làm người giàu sang nơi trái đất này hoài.

*Điều 3: Không được mượn thân người, bày ra đủ chuyện để lường gạt người khác mà bị quả báo!

*Điều 4: Không được mượn thân người ở mãi trong dòng tộc mà không chịu tạo ra công đức để trở về Phật giới.

*Điều 5: Tánh Phật phải liên lạc về Phật giới, nhờ 1 Kim Thân Phật phân thân vào Dòng tộc chúng tôi chứng kiến lời cam kết của Tánh Phật, thì Tánh Phật mới được nhập vào Dòng tộc, vào gia đình mượn thân con người tạo công đức.

Phần 5:

Trưởng Dòng tộc nói xong, Tánh Phật liền liên lạc về Phật giới, nhờ 1 Kim Thân Phật, ứng thân vào thế giới loài Người, đến Dòng tộc chứng kiến lời cam kết của Tánh Phật.

Tánh Phật liền liên lạc về Phật giới, tức khắc có 1 Kim Thân Phật phân thân đến Dòng tộc và nói với Trưởng ban Dòng tộc như sau:

 - Tôi là 1 Kim Thân Phật, từ Phật giới phân thân đến đây, xin chứng kiến lời hứa của Tánh Phật này. Nếu Tánh Phật này, cứ ở mãi trong dòng tộc, hay ham mê sống trong nơi trái đất hay Tam giới này, mà không chịu tạo công đức để trở về Phật giới, thì Kim Thân Phật tôi sẽ phân thân đến nhắc nhở Tánh Phật này.

 Trưởng ban Dòng tộc được 1 Kim Thân Phật phân thân đến cam kết như vậy, nên Trưởng ban Dòng tộc cho Tánh Phật nhập vào Dòng tộc, rồi phân bổ vào gia đình để mượn thân con người tạo công đức.

Phần 6:

* Tánh Phật được vào gia đình mượn thân người để tạo công đức:

Tánh Phật được phân bổ vào gia đình, nên lúc nào cũng canh chừng khi Cha Mẹ giao hợp với nhau, mà Tinh Cha Noãn Mẹ vừa được điện từ Âm Dương cuốn hút, tạo thành lực hút Âm Dương, thì Tánh Phật phải chui ngay vào Tinh Cha Noãn Mẹ và ngủ yên trong đó.
Khi Tánh Phật đã ngủ yên trong tử cung của Mẹ đúng 9 tháng 10 ngày, Tánh Phật mới được Mẹ sanh ra thành 1 đứa trẻ, dần dần lớn lên trở thành con người hoàn chỉnh và tạo công đức.

Phần 7:

* Tánh Phật đâu biết rằng: Trong Tử cung của ngươi Mẹ mình là nơi có 3 công dụng:

Một: Nơi làm cho Tánh Phật quên hết những gì mà Tánh Phật: Thấy - Nghe - Nói và Biết trước kia.

Hai: Nơi tạo ra sắc thân của một con người.

Ba: Khi sắc thân con người hình thành, cũng là Tánh Người hình hành, để Tánh Phật mượn Tánh Người và Thân Người hoạt động.

Phần 8:
* Tánh Phật mượn thân người để tạo công đức, nhưng không nhớ!
Vì sao Tánh Phật không nhớ tạo công đức?
- Vì có 3 nguyên do:

1/- Vì Tánh Phật đã ngủ trong Tử cung của Mẹ quá lâu, nên quên hết những gỉ mà Tánh Phật đã Thấy và Biết trước kia!

2/- Tánh Phật đã vào sống trong qui luật luân hồi của trái đất, thì phải đi theo qui luật này, không cách nào làm khác được!

3/- Trong Tánh Người có đến 16 thứ; mà 3 thứ Tánh mạnh nhất là, Tưởng - Tham và Sợ. Tánh Phật bị 3 thứ này và 13 thứ nữa che khuất, nên Tánh Phật không còn Thấy - Nghe - Nói - Biết như trước kia nữa. Nói danh từ trong đạo của Như Lai gọi là: “Tánh Phật bị Vô Minh che khuất”!

Vì vậy, sự ham muốn của Tánh Phật ban đầu là tạo công đức, Tánh Phật không còn nhớ nữa, thì làm sao mà tạo công đức được.

- Hơn nữa, Tánh Phật bị Tánh Người bao phủ lại, thì làm sao Tánh Phật: Thấy - Nghe - Nói - Biết của Tánh Phật như trước kia, mà phải sống theo sự ham muốn của Tánh Người.

Phần 9:

* Tánh Người là thứ Tánh có 16 thứ:

- Thọ - Tưởng - Hành - Thức - Tài - Sắc - Danh - Thực - Thùy - Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi - Ác - Kiến!

Vì vậy, Tánh Phật phải làm theo Tánh Người, chớ không cách nào khác. Nếu Tánh Phật chỉ có 1 niệm nhỏ muốn tạo công đức, thì Tánh Người sẽ nạt ngay!

Vì sao Tánh Người nạt Tánh Phật?

- Vì Tánh Người được Tánh Phật làm sự sống, thì Tánh Người không khi nào cho Tánh Phật tạo công đức. Nếu Tánh Phật tạo được công đức, thì Tánh Phật sẽ trở về Phật giới, thì Tánh Người phải trở về với hư không, nênTánh Người phải ôm chặt Tánh Phật hoài là vậy.

Phần 10:

* Trái đất là 6 loài sống chung, gồm:
1/- Loài Thần.
2/- Loài Người.
3/- Loài Ngạ Quỷ.
4/- Loài Súc Sanh.
5/- Loài Địa Ngục.
6/- Loài Thực Vật.

Phần 11:

* Nhiệm vụ 6 loài sống trên Trái đất này:

- Loài Thần có 3 nhiệm vụ chánh:

1/- Thần chủ Thế giới:
- Chuyên mượn Sắc thân con người nào thích linh thiêng huyền bí để lập ra Đạo.
- Để con người đem cái Tưởng - Tham và Sợ vào an trú, để con người an lòng là đã có nơi ở vững chắc không sợ sau khi chết!

2/- Thần chủ Quốc gia:
- Chuyên làm nhiệm vụ, tiếp truyền Đạo do Thần chủ Thế giới lập nên.

3/- Thần chủ Vùng Quốc gia:
- Chuyên ngự ở các Đình, chứng kiến lời thề của con người thề với nhau.

4/- Thần Bình thường ở mỗi Quốc gia:
Mỗi vị Thần Bình thường phụ trách một công việc, như:

* Thần Kim Cang:
- Chuyên giúp người nào muốn Giải thoát, do vị Phật ở trong Phật giới nhờ.

* Thần Phước Thiện:
- Chuyên giúp người nào bị oan trái, khiến người này đến cơ quan Pháp luật kêu oan, do vị Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên Nhãn thấy và nhờ.

* V.v…

Phần 12:

* Tu hành:
Tu Tiểu thừa: Cũng gọi là Nam truyền, hay Nam tông.

* Cách tu: Chuyên dụng công ngồi thiền quán 37 pháp:
1/- Quán Tưởng.
2/- Quán Nghi.
3/- Quán Diệt.
4/- Quán Sát.
5/- Quán Dẹp.
6/- Quán Vô.
7/- Quán Thoại.
8/- Quán Bất.
V.v…

* Mục đích của người tu:
- Thích làm Thiền sư, dạy người khác dụng công ngồi thiền được lâu.

Phần 13:

Tu Trung thừa: Gọi là Lý luận Bát Nhã, cũng gọi là Triết lý Phật Thích Ca.

* Cách tu: Chuyên học lý luận cho thật hay để nói cho người khác nghe, họ khen và cho tiền.

* Mục đích của người tu: Thích làm Giảng sư Phật học, để dạy người khác, kiếm tiền.

Phần 14:

Tu Đại thừa: Nghi, tìm hay kiếm trong vật chất.

* Cách tu: Chuyên suy tư và nghĩ tưởng hữu dụng của vật chất. Những người này gọi là, “Kỹ sư Phật học”.

* Mục đích của người tu: Cải thiện đời sống của con người, cũng để kiếm tiền.

Phần 15:

Tu Tịnh Độ tông: Định tâm bằng câu niệm Phật.

* Cách tu: Chuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, và làm nghiệp phước thiện thật nhiều.

* Mục đích của người tu: Mong sau khi chết được vãng sanh đến nước Cực Lạc sinh sống và hưởng sung sướng trong cảnh thanh tịnh.

Phần 16A:

Tu Mật chú tông: Định tâm bằng câu thần chú, và cúng dường thật nhiều, để tạo nghiệp phước đức Âm.

* Cách tu: Chuyên niệm câu thần chú lấy trong các kinh. Muốn làm nghề gì, thì niệm câu thần chú kinh đó.

Ví dụ:
- Muốn làm thầy thuốc, thì niệm chú Dược sư.
- Muốn trừ Tà, thì nệm chú Thủ Lăng Nghiêm.
- Muốn cho thân mình được an vui, thì niệm chú Đại bi.
- V.v…

* Mục đích của người tu: Mong sau khi chết được làm Thần, để sử dụng thần thông.

Phần 16B:

Tu Thiền tông: Kiến tánh thành Phật.

* Cách tu: Hằng tri việc làm hằng ngày của mình, không chạy theo cảnh và biết tạo ra công đức.

* Mục đích của người tu: Để trở về Phật giới sau khi chết.

* Người tu Thiền tông phải hiểu 4 phần:
1/- Thân người mình là gì?
2/- Tánh người mình là sao?
3/- Mình tu sao được giải thoát?
4/- Mình tu sao còn bị luân hồi?

* Và phải tìm hiểu thêm 4 phần nữa:
1/- Sự sống và qui luật của trái đất này như thế nào?
2/- Tam giới ở đâu?
3/- Phật giới ở nơi nào?
4/- Càn khôn vũ trụ ra sao?

* Đời sống và làm việc của người tu Thiền tông phải biết 4 phần:
1/- Sống nghề gì, cứ làm nghề đó, làm bằng Tánh Người, phải tuân thủ luật nhân quả của trái đất.
2/- Không sử dụng tánh Phật làm việc ở trái đất này.
3/- Khi nào thuận duyên mới tạo công đức, không quá nhiệt tình.
4/- Không tranh luận với ai.

Phần 17:

Càn khôn vũ trụ:

* Không gian bao la trùm khắp không biên giới trong đó có chứa 2 phần:

1/- Phật giới, là nơi tánh Phật và chư Phật sống.

2/- Tam giới, là nơi loài Trời, loài Tiên, loài Người và môn loài sống.

Phần 18:

 Loài Người, có 6 nhiệm vụ:

- Một: Tạo ra nghiệp phước đức Dương, để vãng sanh đến các cõi Trời hay nước Tịnh Độ hưởng phước đức Dương.

- Hai: Tạo ra nghiệp phước đức Âm, để làm Thần hay người giàu sang ở trái đất này.

- Ba: Tạo ra nghiệp Ác đức, để làm các loài Súc Sanh, làm loài Địa Ngục, hoặc làm Thực vật.

- Bốn: Không tạo ra các nghiệp phước Dương, hay phước Âm, mà muốn ở mãi trong dòng tộc.

- Năm: Tạo ra công đức, để trở về Phật giới.

- Sáu: Tạo ra Trung ấm thân, để chuyên chở 5 phần nói trên đi hưởng nghiệp phước đức Dương ở các cõi Trời hay nước Tịnh Độ. Nghiệp phước đức Âm. Nghiệp ở trong dòng tộc. Trả nghiệp xấu. Hoặc chuyên chở vỏ bọc tánh Phật có chứa công đức trở về Phật giới.

Phần 19:

 Loài Ngạ Quỷ, có 1 nhiệm vụ:

* Giành giựt của người khác.

Phần 20:

Loài Súc sanh, có 2 nhiệm vụ:

- Một là, trả nhân quả khi còn làm con người mà ham sát hại sinh vật.

- Hai là, làm thức ăn cho loài Người và các loài khác.

Phần 21:

Loài Địa ngục, có 1 nhiệm vụ:

* Trả nhân quả khi còn mang thân người mà gây trọng tội.

Phần 22:

Loài Thực vật, có 2 nhiệm vụ:

- Một: Trả nhân quả khi còn làm con người mà đi lường gạt người khác về giải thoát.

- Hai: Làm thức ăn cho loài Người và các loài khác.

Phần 23:

 Cấu tạo của trái đất:

- Trái đất cấu tạo bằng 5 thứ: Đất - Nước - Không khí - Lửa - Điện từ Âm Dương.

Phần 24:

 Nhiệm vụ của đất:

 - Làm mặt bằng sống của loài Người, muôn loài động vật và muôn loài Thực vật.

- Luân chuyển để tạo ra sức hút vật lý sanh ra nhân quả luân hồi.

- Nơi chứa 6 loài có sự sống: Thần, Người, Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục, và Thực vật.

Phần 25:

 Tổ chức 1 Tam giới:

* Tam là ba. Giới là giới hạn, hay ranh giới. Nó ở đâu?

- Nó là 1 cụm thật nhỏ trong Càn khôn vũ trụ. Nếu ví như có hình thể trong Càn khôn vũ trụ, thì Tam giới còn nhỏ hơn một hạt cát trong trái đất này nữa.

- Trong 1 tam giới có 1 mặt trời, có 45 hành tinh có sự sống, có Hằng hà sa số hành tinh cấu tạo bằng: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ - Điện từ Âm + Điện từ Dương.

- Có 4 vòng Hoàng Đạo và 1 vòng bảo vệ Tam giới, chia ra như sau:

 1/- Một mặt trời ở trung tâm: Liên tục cháy phát ra hơi nóng và ánh sáng để sưởi ấm và làm ánh sáng cho 45 hành tinh bao xung quanh 4 vòng Hoàng đạo.

 2/- Vòng Hoàng đạo 1: Gồm có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại và điện từ Âm + Dương không màu sắc, là nơi loài người, 4 loài khác, và loài thực vật sống chung.

 3/- Vòng Hoàng đạo 2: Gồm có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 5 màu sắc rất đậm, là nơi các loài Trời sống.

 4/- Vòng Hoàng đạo 3: Gồm có 17 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ, chia ra làm 2 nơi:

 - Nơi 1: Có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ và lung linh, là nơi các loài Trời sinh sống.

 - Nơi 2: Có 6 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ, nhưng rất thanh tịnh, là nơi các loài Tiên sinh sống.

 5/- Vòng Hoàng đạo 4: Gồm có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương không màu sắc, là nơi các loài Trời sinh sống hưởng nghiệp phước đức thanh tịnh.

 6/- Vòng Hoàng đạo 5: Không có hành tinh, mà chỉ có 2 vòng điện từ Âm + Dương, chia ra làm 3 phần công dụng:

 - Công dụng 1 là điện từ Âm: Chuyên hút cứng các hành tinh trong Tam giới, để nén cứng lại, không cho thoát ra ngoài Tam giới.

 - Công dụng 2 là điện từ Dương: Chuyên đẩy các Tam giới xung quanh, không cho các Tam giới va chạm với nhau.

 - Công dụng 3 là làm sức nén: Để tạo lực nén cứng trong 1 Tam giới, để các hành tinh có sự sống, cũng như hành tinh làm vật tư, xoay vòng được và bay lơ lửng trong không gian của một Tam giới.

Phần 26:

Tổ chức Phật giới:

- Trong Phật giới gồm có 3 phần:

- Một là, không gian bao la trùm khắp theo Càn khôn vũ trụ, vũ trụ có đến đâu, thì Phật giới có đến đó. Trong Phật giới cấu tạo bằng điện từ Quang; điện từ Quang này là làm sự sống cho tánh Phật, chư Phật, Trời, Tiên, Thần, Người và muôn loài trong các Tam giới.

- Hai là, nơi sống Hằng hà sa số của tánh Phật.

- Ba là, nơi sống Hằng hà sa số của chư Phật.

Phần 27:

Giác ngộ là gì?

* Là hiểu biết căn bản có 7 phần:

- Một: Biết Càn khôn vũ trụ là gì.

- Hai: Biết Phật giới ở đâu.

- Ba: Biết công dụng của Tam giới ra sao?

- Bốn: Biết được qui luật luân hồi của trái đất.

- Năm: Biết được tánh Phật, tánh con người và tánh muôn loài.

- Sáu: Biết được công thức thoát ra ngoài qui luật luân hồi của trái đất.

- Bảy: Biết được người nào giúp đỡ hay lường gạt mình.

Phần 28:

 Luân hồi?

 1/- Luân là quay chuyển.

 2/- Hồi là trở lại chỗ cũ.

 A- Như tánh Phật: Đầu tiên ở trong Phật giới, ham muốn vào trái đất, mượn thân con người để tạo công đức trở về Phật giới định hình ra 1 Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh và 1 Kim thân Phật, nhưng vì vào thế giới loài Người, ham mê đủ chuyện nên luân chuyển đi khắp nơi trong trái đất và Tam giới, sau cùng rồi cũng Hồi về Phật giới.

 B- Như trái đất: Đầu tiên ở điểm A, bị sức hút của điện từ Âm Dương, hút luân chuyển đi một vòng 365 ngày, sau cùng rồi cũng Hồi về điểm A.

 C- Như con người: Đầu tiên là con người, ham muốn đủ chuyện trên đời, nên luân chuyển đi các nơi trong Tam giới, sau cùng rồi cũng Hồi trở lại làm thân con người.

Phần 29:

 Tu sao được giải thoát?

 Người muốn giải thoát, không tu gì cả, mà chỉ cần biết 3 phần như sau:

 1/- Nơi trái đất này lúc nào cũng luân chuyển, nếu ai dụng công tu hành là dính theo qui luật luân chuyển của trái đất, gọi là luân hồi.

 2/- Cuộc sống hằng ngày như thế nào, cứ như thế mà làm, tức sống thuận theo qui luật nhân quả luân hồi của trái đất.

 3/- Khi thuận tiện mới tạo ra công đức một cách bình thường, nhưng phải có chọn lọc.

 4/- Khi hết duyên sống nơi thế giới này, nếu muốn về Phật giới, thì được tự tại trở về.



Phần 30:

 Ở trái đất này cúng cho ai ăn?

 * Như Lai dạy cho các ông biết: Nơi trái đất này có 5 loài sống chung, gồm:

 1/- Loài Thần.

 2/- Loài Người.

 3/- Loài Ngạ quỷ.

 4/- Loài Súc sanh.

 5/- Loài Địa ngục.

 Do đó, người tổ chức cúng thì tuần tự 5 loài ăn như sau:

 1/- Loài Thần ăn, khi thức ăn còn thật nóng.

 2/- Loài Ngạ quỷ ăn, khi thức ăn đã nguội bớt.

 3/- Người tổ chức cúng ăn, khi thức ăn đã nguội ngắt.

 4/- Loài Súc sanh ăn, khi thức ăn con người ăn còn thừa đổ đi.

 5/- Loài Địa ngục ăn, khi loài Người và Súc sanh thải ra.

Phần 31:

 Ở trái đất này cúng nơi nào là phải?

* Cúng cho Thần ăn ở các nơi như sau:

1/- Cúng trong chùa nào có thỉnh Thần nhập tượng, để chùa có linh thiêng, phải cúng để trả lễ Thần.

2/- Đình, là nơi Thần ngự, để chứng kiến lời thề của con người, phải cúng để trả lễ Thần.

Phần 32:

 * Cúng cho Cô Hồn ăn ở các nơi như sau:

- Cúng ở nơi Miếu hay Miểu, để Cô Hồn ăn.

- Vì các nơi này, người có lòng thương Cô Hồn, nên họ lập ra để Cô Hồn ở. Vì vậy, người lập ra Miểu này, phải cúng để cho Cô Hồn ăn, mới gọi là thương Cô Hồn trọn vẹn.

Phần 33:

 Trung ấm thân là gì, có nhiệm vụ ra sao?

* Trung ấm thân là phương tiện chuyên chở tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương, khối nghiệp phước đức Âm, hoặc khối công đức mà tánh Phật sử dụng thân Người tạo ra.

*Trung ấm thân này có tất cả là 10 loại:

1/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người có tạo ra công đức ham muốn trở về Phật giới, để có 1 Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh và 1 Kim thân Phật.

2/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Vô Sắc hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng rất thanh tịnh.

3/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Hữu Sắc, hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng rất vui tươi.

4/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến nước Cực Lạc, hưởng nghiệp phước đức Dương vui tươi, nhưng trong cảnh thanh tịnh.

5/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Dục Giới hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng thật mạnh.

6/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn có thần thông để làm loài Thần, sử dụng thần thông cho loài Người kính nể.

7/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn ở mãi trong dòng tộc.

8/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham tạo nghiệp sát, để vào làm loài Súc sanh.

9/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham gây trọng tội, để vào các tầng Địa ngục sống.

10/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người đóng vai trò Thầy này, Giáo sư nọ, không biết Giác ngộ là giác gì, Giải thoát là sao, đi lường gạt người khác để kiếm Danh và Lợi, mà bị phạm vào Nhân quả, làm loài Thực vật.

Phần 34:

 Tại sao tu Thiền tông không được dụng công?

* Là có nguyên do như sau:

1/- Ở thế giới luân chuyển do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi nên sanh ra Nhân quả.

2/- Vì nguyên lý này, mà người tu Thiền tông không dụng công, nếu dụng công là tự tạo nghiệp. Tạo nghiệp, thì phải bị nghiệp dẫn đi luân hồi!

Phần 35:

 Phật ở đâu và làm sao giúp người giải thoát?

* Phật thì phải ở Phật giới, không đến thế giới này được.

- Chỉ sử dụng Phật nhãn để nhìn thấy người nào muốn trở về Phật giới, thì vị Phật nhờ vị Thần Kim Cang khiến người này đến nơi phổ biến pháp môn Thiền tông, học công thức để trở về Phật giới.

Phần 36:

Bồ Tát ở đâu trong Tam giới này và làm sao cứu khổ con người?

* Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên nhãn quan sát ở cõi Nam Diêm Phù Đề này:

- Thấy người nào bị oan trái mà muốn kêu oan, thì Bồ Tát nhờ vị Thần Phước thiện, khiến người này đến cơ quan pháp luật nước sở tại kêu oan.

Phần 37:

 A La Hán ở đâu trong Tam giới này và làm gì?

* A La Hán, là người thích tu đạt được tứ quả Thinh văn, nên dính cứng vào quả vị này.

Quả vị này từ đâu mà có?

- Là do các vị Thần tạo ra ảo ảnh quả này, theo sự ham muốn của người dụng công tu tứ quả Thinh văn.

- Tứ quả Thinh văn này, là cái ảo ảnh của Thần tạo ra, nên không thật.

- Mà người dụng công tu đạt Tứ quả Thinh văn họ lại rất thích, nên họ dính cứng vào đây, nên không giải thoát được.


Như Lai dạy cho các ông biết:

- Quả vị Thanh tịnh mà các vị A La Hán trụ vào đó, đó là Niết bàn Hóa thành, tức là cái Niết bàn tạo ra bằng cái bóng ảo của điện từ Âm Dương, do các vị Thần tạo ra, do sự ham muốn của những vị A La Hán ham muốn.
Như Lai cũng nói cho các ông rõ:

- Khi người dụng công tu hành cho thân được thanh tịnh.

- Cho tâm duyên hợp vật lý thấy, biết được quá khứ vị lại.

- Nếu người tu không dụng công nữa, thì vị Thần không tạo được cái bóng ảo, tức khắc Niết bàn tự nhiên biến mất.

Như Lai dạy cho các ông biết:

1/- Không có công đức, nên không về Phật giới được.

2/- Không có phước đức, nên không đến các cõi Trời hay nước Tịnh Độ hưởng phước đức Dương được.

3/- Người tu chứng được quả A La Hán, không ở trong Dòng tộc được. Vì sao vậy? Vì trong dòng tộc của loài Người, không chứa người thần thông.

4/- Vì vậy, người tu hành chứng quả A La Hán, khi hết duyên sống làm người, phải xin vào ở nhờ nơi thế giới loài Thần.

Phần 38:

 Tánh Phật là gì?

* Tánh là cái vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Quang.

1/- Trong tánh có cái Ý.

2/- Trong Ý có 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói và Biết.

3/- Phật là trùm khắp theo Càn khôn vũ trụ.

4/- Nên gọi là tánh Phật.

Phần 39:

 Hình thành tánh người ra sao và tan rã tánh người như thế nào?

* Hình thành 1 tánh người có 8 yếu tố:

1/- Ham muốn của Tánh Phật mượn thân con người để tạo công đức.

2/- Tánh Phật.

3/- Tinh Cha Noãn Mẹ.

4/- Điện từ Âm Dương cuốn hút.

5/- Tử cung của Mẹ.

6/- Ngủ trong tử cung của Mẹ.

7/- Thời gian 9 tháng 10 ngày.

8/- Mẹ đẻ ra thân người, Tánh Người được hình thành.

* Tánh người được tan rã ra chỉ có 4 yếu tố:

1/- Tánh Phật phải ham muốn trở về Phật giới.

2/- Tánh Phật phải nhớ lại các tánh: Thấy - Nghe - Nói - Biết Tánh Phật của chính mình, gọi chung là Kiến Tánh.

3/- Nhờ Kiến Tánh này mà Tánh Phật mới điều khiển được Tánh Người tạo công đức.

4/- Công đức được đầy đủ, Tánh Phật điều khiển vỏ bọc Tánh Người biến thành là Trung Ấm Thân siêu nhanh và nhẹ. Làm phương tiện chuyên chở Tánh Phật và khối công đức vượt cửa Hải Triều Dương của trái đất, vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới. Khi vào được Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới rồi. Trung Ấm thân này vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới, không còn bị sức hút vật lý điện từ Âm Dương nữa, nên Trung Ấm thân phải tan rã ra trở về hòa chung với điện từ Âm Dương. Tánh Người liền bị mất.

* Tánh Phật và khối công đức được tự tại vượt cửa Hải Triều Dương để trở về Phật giới.

Phần 40:

 Trung ấm thân đưa tánh Phật luân hồi như thế nào và trở về Phật giới ra sao?

* Trung ấm thân là phương tiện chuyên chở để đưa tánh Phật mượn thân tứ đại của con người tạo nghiệp hoặc tạo công đức để đưa đi luân hồi hoặc trở về Phật giới:

Trung ấm thân có tất cả là 10 loại:

1/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối công đức về Phật giới:
* Trung ấm thân này có màu vàng sáng ánh, di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 5 lần tốc độ ánh sáng.

2/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Vô sắc, để hưởng nghiệp phước đức thanh tịnh:
* Trung ấm thân này có màu trong như pha lê. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 3 lần tốc độ ánh sáng.

3/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Hữu sắc, để hưởng nghiệp phước vui tươi rực rỡ và lung linh:
* Trung ấm thân này có 12 màu sắc rực rỡ. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 2 lần tốc độ ánh sáng.

4/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến nước Tịnh Độ, để hưởng nghiệp phước đức vui, nhưng trong không gian thanh tịnh:
* Trung ấm thân này cũng có 12 màu sắc rất đẹp. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ cũng gấp 2 lần tốc độ ánh sáng.

5/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Dục giới, để hưởng nghiệp phước đức có cảm giác rất mạnh:
* Trung ấm thân này chỉ có 5 màu sắc, không đẹp lắm. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 1 lần tốc độ ánh sáng.

6/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Âm, vào cõi Thần, để làm nhiệm vụ của vị Thần. Loài Thần có nhiều loại và nhiều nhiệm vụ, như:


- Một: Cao nhất là Thần chủ Thế giới:
* Vị Thần này có nhiệm vụ lập ra đạo lớn.
- Để cho loài người sống nơi trái đất này, đưa cái Tưởng, Tham và Sợ của Tánh Người vào an trú và tu hành, để họ yên lòng sau khi chết.

- Hai: Cao thứ hai là Thần chủ Quốc gia:
* Vị Thần này có nhiệm vụ là tiếp đạo lớn do Thần chủ Thế giới lập ra, để người trong quốc gia của họ, ai thích tu, có đạo tu, để người tu này yên lòng sau khi chết.

- Ba: Cao thứ ba là Thần chủ Vùng của quốc gia.
* Vị Thần này có nhiệm vụ là làm ra hiện tượng lạ, để nhân dân trong vùng lập ra Đình.
* Để nhân dân trong vùng quốc gia đó, họ tin là có Thần linh, lập ra Đình, để nhân dân trong vùng đó, đến lễ lạy cầu xin và thề thốt với nhau một điều gì đó.

- Bốn: Thứ tư là Thần bình thường.
* Mỗi vị Thần bình thường này phụ trách một công việc, như sau:

* Thần Kim Cang:
- Thì giúp người nào muốn tu Giải thoát.
- Được vị Phật bên Phật giới, sử dụng Phật nhãn thấy, biết được, có yêu cầu, thì vị Thần Kim Cang này mới giúp bằng cách là, khiến người này đến nơi phổ biến pháp môn Giải thoát học công thức.

* Thần Phước thiện:
- Giúp đỡ người nào ở trái đất này bị oan trái, mà muốn kêu oan, với điều kiện là.
- Vị Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên nhãn thấy được nếu có yêu cầu thì vị Thần Phước thiện này mới giúp bằng cách là, hướng dẫn người này hay gia đình họ, đến cơ quan phụ trách pháp luật của nước sở tại kêu oan.

* Nói tóm lại:
- Mỗi vị Thần bình thường, phụ trách một công việc.

7/- Trung ấm thân, đưa tánh Phật mượn tánh người, mà không thích đi hưởng phước hay làm ác, ở mãi trong dòng tộc:
- Trung ấm thân này chỉ có 1 màu trắng đậm hay lợt.

8/- Trung ấm thân, đưa tánh Phật mượn thân người, để sát hại loài Súc sanh. Sát hại loài nào, thì trả nhân quả loài đó.
- Trung ấm thân này, có màu sắc giống như loài nào mà tánh Phật mượn thân người sát hại loài vật đó.

9/- Trung ấm thân, đưa tánh Phật mượn thân người, gây trọng tội, đưa vào 1 trong 18 tầng Địa ngục mà tánh Phật mượn thân con người gây ra:
- Trung ấm thân này có màu đen, từ đen nhạt đến thật đen.

10/- Trung ấm thân đưa tánh Phật, mượn thân người, đóng vai trò là vị nào đó, lường gạt người ngu khờ, lấy tiền của họ. Tùy theo lường gạt lấy tiền của họ ít hay nhiều mà làm các loài thực vật khác nhau.

* Lường gạt bằng cách nào?
- Bằng cách là.
* Mình không biết Giác ngộ là gì:
- Mà nói mình biết, dụ người ham muốn Giác ngộ đến nghe, mà họ không chịu suy nghĩ lời nói của mình coi có đúng hay sai mà tin đại, họ cúng tiền cho mình, tức mình là kẻ lường gạt.

* Mình không biết Giải thoát là gì:
- Mà nói mình biết, dụ người ham muốn Giải thoát đến nghe, mà họ không chịu suy nghĩ lời nói của mình coi có đúng hay sai mà tin đại, họ cúng tiền cho mình, tức mình cũng là kẻ đại lường gạt.
Trung ấm thân này có rất nhiều màu, tùy theo loài thực vật nào mà người lường gạt này nhận quả báo.
Trên đây là qui luật luân hồi của trái đất, chúng tôi là những người có được tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, mà Thiền sư ni Đức Thảo đã trao lại cho chúng tôi.

Chúng tôi có lời khuyên như sau:

- Tập Huyên Ký này đã trải qua 2.562 năm rồi, có rất nhiều Nhà dịch lại không biết có đúng bản gốc hay không. Vì vậy, độc giả nào đọc, hãy suy xét cho thật kỹ, đừng tin liền, thấy đúng mới tin, còn không đúng thì xin đừng tin.

Sau cùng, Như Lai dạy về người khôn và dại:

*Người khôn:
- Nghe người khác nói gì, biết suy xét cho thật kỹ, đúng thì mới tin: Đó là người khôn.

* Người dại:
- Nghe người khác nói cái gì cũng tin, không suy nghĩ: Đó là người dại!
- Người đã dại, mà còn rủ thêm nhiều người khác cùng dại như mình nữa, người này là người ngốc!
- Mình đã Ngốc rồi, mà còn cố chấp nữa, mình là người đại ngốc và cuồng tín vậy!

Đạo Phật Khoa Học Thiền Tông, giúp cho nhân loại Giác Ngộ và Giải Thoát để trở về Phật Giới, thoát khỏi Sinh tử Luân hồi.
  Pháp môn Thiền Tông này Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bí mật truyền riêng ngoài kinh điển vật lý thông thường và nhờ 36 vị Tổ Sư Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam truyền đi.
  Người nhận được và hiểu được pháp môn này thì thật là Đại Phúc - Đại Duyên, lợi ích không thể nghĩ bàn !
* Qúy vị quan tâm thêm thì tham khảo trang Youtube của Chùa Thiền Tông Tân Diệu
- https://www.youtube.com/channel/UCQ_cpfgtrJ7y7ndGu0BzHiw 
- Website : https://www.thientong.com 
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam

Nghe toàn bộ sách Thiền Tông
https://www.youtube.com/watch?v=zNIdnGXs3uk&list=PLOtXQ1m0FkHDSk5nM15Oz5f8qSUBwEXGX 

#thientong #giacngo #giaithoat #giaidapthientong #chankhong

40 phần TUYỆT MẬT Đức Phật biệt truyền theo dòng Thiền Tông
Chân Không

Chân Không

1629941784

Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm nghĩa là gì?

THẾ NÀO LÀ "ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM?" TRẠNG THÁI "VÔ TRỤ" ĐƯỢC KỂ LẠI NHƯ THẾ NÀO QUA MỘT VỊ ĐÃ ĐƯỢC RƠI VÀO TRẠNG THÁI VÔ TRỤ.
Trong quá trình khao khát đi tìm cầu con đường Giải Thoát, con cũng không đủ duyên để mà gặp Thiền Tông, trước đây con cũng hành hết pháp môn này đến pháp môn khác. Ngày xưa con đọc Kinh Kim Cang ngang cái câu :" ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM ", con có một cái thắc mắc về câu này, tức là NƠI KHÔNG TRỤ ẤY MÀ DIỆU ỨNG VÔ CÙNG. Con cứ tự nhiên trong tâm nó khởi :" THẾ NÀO LÀ VÔ TRỤ, VÔ TRỤ LÀ NHƯ THẾ NÀO ?".

Thiền gia Nguyễn Nhân trả lời:
- VÔ TRỤ tiếng Việt Nam nghĩa là KHÔNG CÓ DÍNH .
Dạ ! Cái từ này nó cứ thắc mắc hoài trong đầu con, nó cứ quay cuồng trong đầu con, con ngũ và thức dậy nó cứ thắc mắc hoài hoài như vậy, con muốn gở bỏ nó ra, nó cũng không gở ra được, nó thắc mắc hoài, rồi nó tạo ra " khối nghi tình ", khởi xong rồi thì đến một ngày nó vở ra ạ !
- Làm sao nó ra ?.
Có 1 ngày con đi tập thể dục ở công viên, đang đi vậy, nghi tình nó cứ thắc mắc, thắc mắc nó đóng khối, mình đang nhìn cây cối, cảnh vật ở bên ngoài, tự nhiên nó biến mất hết, tức là ngoại cảnh mất hết, rồi cái thân mình cũng mất luôn, rồi ngay đó cái tâm thắc mắc nó cũng mất luôn, rồi nó rơi vào cái cảnh, nó rơi vào cảm giác, mình dùng cái từ là trạng thái tâm hay cảnh giới tâm nó VẮNG LẶNG, RỖNG SUỐT, MỘT NIỆM KHỞI HAY MỘT NIỆM SUY NGHĨ CŨNG KHÔNG CÒN NỮA, NÓ CHỈ BIẾT, MỘT CÁI BIẾT HIỆN TIỀN Ở TRONG CÁI RỖNG SUỐT ẤY. Con sống được 1 ngày như vậy, ngũ đêm sáng ngày mai nó hết.
+ Trở lại câu chuyện Đức Lục Tổ Huệ Năng, ổng ngộ câu này : "ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM". Ông là con người bình thường, tự nhiên ông nghe cái câu này, ổng rơi vào trạng thái đó, cái ông tụng kinh ổng nghe Ngũ Tổ nói chuyện này ổng biết, nên ổng mới biết là Đức Lục Tổ đã cảm nhận được cái Tánh Thanh Tịnh của Ngài. Nên nhớ là ở trong trạng thái này mà hiểu được rồi thì tất cả những chuyện bên ngoài người ta hiểu được hết đó, nhưng người ta không có nói được. Giờ cháu đã cảm nhận Tánh Thanh Tịnh của mình được rồi thì thôi đừng có nói gì hết, giờ Thiền Tông đã giải thích rất rõ cái đó là cái gì ?, mình chỉ biết vậy thôi, rồi mình bắt đầu mình tạo Công Đức , phước đức cũng tạo ít để sống thôi. Mục đích tạo Công Đức để đi về Phật Giới. Chứ bây giờ ngồi đó mà mình cứ mơ mộng THẤY CÁI NÀY HOÀI thì coi chừng bị THÁNH DẪN đó nghe.
Thì con nghe thầy nói con Sáng Suốt ra đó.
- Tức là nó chỉ đến 1 lần thôi chứ không có lần thứ 2.
Con chỉ sống trong trạng thái đó có 1 ngày, qua sáng hôm sau là nó hết.
- Thì Lục Tổ ngày xưa cũng vậy, Lục Tổ sống từ lúc Ngài nhận được cho đến khi Ngài gặp Ngũ Tổ, khi Ngũ Tổ bảo Ngài đi giã gạo Ngài mới hết trạng thái này, mấy tháng trời.
Khi mình bước vào cảnh giới này mình mới biết chính đây là " VÔ TRỤ ", tự nhiên mình biết. Ngày xưa Lục Tổ nghe ông kia tụng Kinh Kim Cang, Lục Tổ đã bước vào chỗ này, thì hôm nay mình cũng vậy, tự biết luôn, nhưng mà tại sao không sống hoài được như vậy. Tức là, trong trạng thái đó rất là đặc biệt, nó chỉ có cái BIẾT, BIẾT RẤT NHIỀU THỨ, CÁI TRÍ NÀY.....
- Giờ muốn sống hoài thì hồi nãy tôi nói rồi đó, khởi vọng muốn thấy thì coi chừng.
Thì đó, hôm nay thầy nói con mới sáng ra. Đây có phải là trở về Bản Thể thật của mình phải không ạ ?.
- Không phải Trở Về mà nó HIỂN LỘ không có nói trở về mà đây là CÁI TÁNH THANH TỊNH PHẬT TÁNH CỦA MÌNH NÓ HIỂN LỘ RA. Biết nó vậy thôi, rồi Thiền Tông dạy mình cái gì, mình đi theo và làm theo cái Thiền Tông này., chứ ngồi đó mà mong sống trong trạng thái Thanh Tịnh này hoài là xuống dưới âm phủ luôn, Thần nó rước mình đi luôn á, chắc chắn là như vậy. Đâu có được trở lại lần thứ hai đâu, khi nào được thì tự nhiên nó được, chứ đừng có mong.

Trích giải đáp Thiền Tông tại chùa Tân Diệu.

#thientong #giacngo #giaithoat #giaidapthientong #chankhong

Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm nghĩa là gì?
Chân Không

Chân Không

1629959395

Nhất Nhân Thành Đạo Cửu Huyền Thăng nghĩa là gì?

CÂU NÀY CON ĐÃ TỪNG NGHE BÁC GIẢI THÍCH RỒI MÀ CON CHƯA ĐƯỢC RÕ. NHỜ BÁC GIẢI THÍCH RÕ HƠN: “NHẤT NHÂN THÀNH PHẬT CỬU HUYỀN THĂNG”?

“Nhất nhân thành đạo Cửu huyền thăng”, chứ không phải thành Phật.

Thành “đạo” này là cái gì? Nên nhớ một điều, thành đạo ở đây là được xếp vào là thành A La Hán, nên nhớ là thành A La Hán. Thành đạo A La Hán, Cửu huyền thăng.

Một vị A La Hán. Có nghĩa là, Cửu huyền nó nằm trong Trái đất này, A La Hán được quyền độ Cửu huyền đi về thành A La Hán, hoặc là đi cõi lành.

“Thăng” là thăng lên, từ cõi thấp đi lên cõi cao. Có nghĩa là, ở dưới hang giếng thì trèo lên hang giếng, chứ không phải đi giải thoát được.

“Nhất nhân thành đạo”. “Đạo” ở đây là đạo Thánh, đạo A La Hán. Cửu huyền thì được quyền xem hết, ví dụ: đứa cháu nó thành A La Hán đó, nói “ông bà ơi, thôi giờ con thành A La Hán, con biết...” thì người ta biết, xuống nói chuyện được mà, thì nói “ông bà đi thì con sẽ trợ giúp cho ông bà...”. Nếu mà là A La Hán thì được quyền trợ giúp cách đưa ông bà ở địa ngục hay bất cứ đâu.

Có nghĩa là, ông bà thành con sâu, con trâu, con bò,… ông vẫn nói chuyện được, nói “tại sao ông bà vậy…”, nói đúng cái ngôn ngữ của con trâu,... thì ông bà biết rồi. Thì bây giờ chỉ cách cho ông bà về, đi lên. “Thăng” là đi lên chứ không phải thành Phật.

Nhất nhân “thành Phật” Cửu huyền thăng. Nếu mà “thành Phật” Cửu huyền thăng thì ông Thích Ca thành Phật thì ông Tịnh Phạn,... thành hết rồi. Đâu có cái chuyện đó đâu. Rồi Cửu huyền là bao nhiêu đời của ông Nội, ông Cố của ông Thích Ca nữa, rồi sao? Không có thăng.

Nhất nhân thành đạo. Nhớ là đạo là thành A La Hán.

Ở trên thế gian này, thành đạo là thành A La Hán đó, chứ không phải thành đạo là thành Phật đâu. Thành Phật về Phật giới mới thành.

#thientong #giaidapthientong
 

Nhất Nhân Thành Đạo Cửu Huyền Thăng nghĩa là gì?
Chân Không

Chân Không

1629964616

Phương pháp ăn uống cân bằng ÂM DƯƠNG để ít bệnh và luôn KHOẺ MẠNH

LÝ GIẢI ĂN UỐNG ĐỂ TU THEO THIỀN TÔNG:

Con người sống trên đời này có ba cái căn bản chánh:
1- Học ăn.
2- Học văn.
3- Học nói.
Ba cái căn bản trên:
* Học văn và học nói có trường dạy, còn học ăn lại không có trường nào dạy. Vì lẽ đó, hiện nay người ăn uống tùy theo sự hiểu biết của gia đình truyền lại, bạn bè hay lối xóm chỉ thêm.
Ngày nay, thời đại văn minh cao, các nhà nấu ăn cũng quảng bá về sự ăn uống, họ chỉ hướng dẫn thiên về trình bày cho đẹp mắt và hợp khẩu vị, chứ không cách khoa học tự nhiên theo chiều âm dương, để cơ thể con người dung nạp được những thứ chất bổ dưỡng, thật tinh khiết, đúng thiên nhiên, đem lại sức khỏe tốt cho người ăn uống. Do đó, chúng tôi xin đưa ra vài ví dụ và phân tách tại sao chúng ta hiện nay lại bị bệnh quá nhiều?
Nói về thiên nhiên:
Ngày xưa, chúng ta sống, hít thở không khí trong lành, bốn mùa rõ rệt, cỏ cây hiền hòa, cây trái đúng mùa, suối nguồn trong sạch, dòng sông xanh mát, v.v...
Ngày nay, chúng ta sống, hít thở không khí bụi bặm bốn mùa sai lệch, cỏ cây nhiễm độc, trái cây nghịch mùa. suối nguồn rác rến, dòng sông ô nhiễm, v.v...
Vì vậy, bệnh tật phát sanh rất nhiểu. Vì lẽ đó, người tu hay người không tu đều bị bệnh như nhau cả, Chúng tôi viết ra quyển sách nhỏ này là để chỉ dành riêng cho người quyết chí tu theo pháp môn Thiền tông học Nhà Phật, để trở về nguồn cội của chính mình, chứ không phải tu để trở thành ông này, bà nọ, cũng không phải để khoe khoang với người khác; càng không phải tu để trở thành cái gì khác.
Ai đó bảo, tu theo Thiền tông học Nhà Phật để được cái này, được cái kia là đã hiểu sai về Thiền tông học Nhà Phật rồi. Vô tình, chúng ta đưa Đức Phật trở thành một vị Thần hay một vị Thánh, sai với lời của Ngài dạy, cũng có thể nói, chúng ta phỉ báng Ngài là khác.

Lợi ích ăn uống theo phương pháp âm dương:
Mong những ai có duyên đọc được cách ăn uống này, nếu thực hành đúng theo phương pháp âm dương, chúng tôi tin chắc chắn rằng không bị bệnh nhiều và được các cái lợi ích như sau:

  1. Không tốn tiền nhiều chi cho thức ăn.
  2. Không bệnh tật nhiều.
  3. Người già, khỏe mạnh.
  4. Đỡ phiền hà con cháu.
  5. Con cháu kính thương.
  6. V.v...


Đặc biệt nhất, khi chúng ta ăn và uống thật đúng với phương pháp âm dương rồi, sẽ nhận ra rõ ràng vận hành sự sống của cơ thể, đem lại cái an vui mà từ trước đến nay chúng ta chưa từng biết. Người ăn uống đúng theo phương pháp âm dương, có hình thể như sau:
Khi âm dương được quân bình rồi, con người trước kia nếu mập, sẽ ốm bớt đi, để trở về đúng với tầm vóc, chiều cao và sức nặng của chính mình, còn con người gầy sẽ được trở nên mập mạp hơn, cũng để trở về đúng với tầm vóc chiều cao và sức nặng của chính mình.

Lý giải về uống:
Cơ thể mỗi con người có trung bình 5 lít máu. Chúng ta dung nạp vào 1 lít nước nữa là 6 lít. Nước tuần hoàn trong mỗi con người, ngày đêm phải qua 2 quả thận lọc 200 lần. Như vậy, thận “làm việc" 1.200 lần là bình thường, con người như vậy, có thể sống đến 80 tuổi vẫn bình an khỏe mạnh.

Nếu ngày uống 2 lít nước, thận phải “làm việc" 1.400 lần, cơ thể chịu nổi 70 năm, nhưng sức khỏe không tốt.
Ngày uống 3 lít nước, thận phải “làm việc" 1.600 lần, cơ thể sống đến 70 năm, nhưng thường hay yếu đuối và bệnh hoạn!
Theo ngành Y khoa (Bộ môn Tuần hoàn và Bài tiết học): Chức năng điện giải của 2 quả thận, 24 giờ lọc 1.200 lần là vừa phải, quả thận sẽ được bền lâu, với điều kiện đừng cho nó lọc các thứ kích thích quá mức như:
* Rượu mạnh!
* Thức ăn quá cay!
* Mỡ động vật. Dầu thực vật quá nhiều! Thực phẩm quá lạnh!
* Các thực phẩm bị nhiễm hóa chất!
* V.v...


2- LÝ GIẢI VÀI THỨ BỆNH:
Theo thống kê của ngành Y khoa, người bị các bệnh hiện nay, như:
* Tiểu đường.
* Huyết áp.
* Đau nhức.
* V.v...
Vì họ dung nạp vào cơ thể quá mức các thứ như sau:
Bệnh tiểu đường:
* Ăn nhiều trái cây quá ngọt!
* Uống sữa ngọt quá nhiều!
* Dùng các thức ăn quá ngọt!
* Dùng bột ngọt để thế các thức ăn khác!
* Chất béo quá nhiều của những thức ăn nhanh!
* Uống nước tăng lực, thế nước uống và thức ăn!
Bệnh huyết áp:
* Ăn thức ăn quá mặn!
* Dùng thức uống kích thích quá mạnh!
* Chứng minh: Nếu người uống rượu trắng nhiều, chắc chắn sẽ bị bệnh cao máu, dù người đó có sức khỏe tốt đến đâu đi chăng nữa. Bệnh đau nhức:
* Uống nước đá quá nhiều! Dùng trái cây thế cơm!
* Rau trái bị nhiễm hóa chất!
* Đặc biệt dùng trái cây trái mùa!
Các loại bệnh nói trên, vì chúng ta ăn sai thiên nhiên, nếu chịu khó biết ăn uống đúng theo thiên nhiên, chắc chắn cơ thể chúng ta đồng hành cùng sự sống, tuổi thọ được nâng cao và ít bệnh tật, đó là hạnh phúc mỗi đang sống vậy.
Phân định âm dương trong thức ăn:
Theo các Nhà Thực dưỡng học, họ phân định thực phẩm theo âm dương như sau:
Dạng hình thể:
- DƯƠNG: Thon cao, ít nuớc, nấu hay luộc mà dai
- ÂM: Nở ngang, nhiều nước, nấu hay luộc mà bở.
Dạng màu sắc:
Loại một: Thực phẩm DƯƠNG nhiều, gồm các màu: Đỏ, hồng, vàng.
Loại hai: Thực phẩm ÂM nhiều, gồm các màu: Đen, xanh, nâu, tím.
Loại ba: Thực phẩm ÂM, DƯƠNG quân bình gồm các màu: Trắng và thiên về trắng, sáng.
Chỉ chính xác từng loại thực phẩm:
Âm nhiều, gồm: Gừng, ớt, tiêu, mướp, chanh, me, cà ry, chao, giấm, kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, cà phê, đường cát, cà nâu, măng, giá, nấm, dưa leo, bắp chuối, khoai mì, môn tím.
Âm vừa, gồm: Rau muống, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ, khoai tím, bí đao, mướp ngọt, củ sắn, khoai lang, nếp, các loại gạo mạch, tương, đậu phụ, mẻ, tương cải, va ni, rau răm, nước trái cây, bia, đường thốt nốt, đường thô, đường trái cây.

Âm ít, gồm: Bo bo, bắp, bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đũa, rau dền, su hào, khoai mỡ trắng, khoai tây, bơ, mè, tỏi, rau cần, rau húng, quế.

Dương nhiều, gồm: Gạo lứt đỏ, củ sắn dây, củ khoai mài, muối tự nhiên, trà rễ đinh lăng, nhân sâm, hạt dẻ, trà già 3 năm trở lên.

Dương vừa, gồm: Hạt kê, gạo lứt trắng, mè đen, diếp quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách xon, rau má, củ sâm, củ cà rốt, cà phê thực dưỡng, trà củ sen.

Dương ít, gồm: Bắp cải, bông cải, cải cay, cải ngọt, củ cải trắng, rau tần ô, rau câu chỉ, phổ tai, hồi, hoắc hương, rau mùi, hành, kiệu, rau diếp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc, mạch nha, chất ngọt hạt ngũ cốc, chất ngọt mật ong, chất ngọt rau cải.

Phần gạo :ăn gạo lứt (gạo nào cũng được), vì tinh bột gạo và chất lứt bao quanh gạo, khi ăn, nhai có nước bọt, ba thứ này trung hòa lại tạo thành dinh dưỡng thật cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể, các thành động mạch và tỉnh mạch được trơn, dầu thực vật loại âm nhiều không bám dính được, nên máu lưu thông dễ dàng, khó sanh các thứ bệnh.
Nồi nấu cơm:
- Thứ nhất là nồi đất.
- Thứ hai nồi đồng.
- Thứ ba nồi inox.
- Thứ tư nồi nhôm.
- Thứ năm nồi cơm điện.
Vì sao nồi cơm điện đứng vào hàng thứ năm?
Vì nồi cơm điện, khi nấu, tia điện nóng bắn hạt gạo, làm hạt gạo bị chứa điện từ, nêu ăn lâu ngày sẽ sanh bệnh đau nhức.
Kiêng cử:
Phải cử các thức ăn như sau:
- Cử nước đá. Đừng uống đường quá ngọt. Sữa có nhiều đường. Không ăn bột ngọt quá nhiều. Không ăn các loại cà có màu nâu hay màu tím. Không ăn dưa leo.
Không ăn giá quá nhiều. Không ăn măng rừng và măng tre. Cử mắm. Nấm rừng. Các nấm của các cây to. Chao.

Các thức ăn và uống nói trên cực âm, không lợi cho cơ thể người tu theo Thiền tông. Tu theo Thiền tông, đầu tiên cơ thể phải được quân bình âm dương. Nếu để cơ thể bị lệch về âm nhiều quá, thì điện từ Âm Dương bị lệch về Âm nhiều, nên Điện Từ Quang trong cơ thể bị bao phủ đen hơn, nên những thứ của Ý trong Phật tánh khó hiển lộ ra, việc tu theo pháp môn Thiền tông coi như vô ích!
Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt:
- Một lon gạo, hai lon nước. (Thêm hay bớt nước, nếu khô hay nhão). 
- Vo gạo sạch.
Nấu nước vừa sôi, bỏ 1/4 muỗng cà phê muối vào nước sôi, đổ gạo vào nước đang sôi, quậy cho đều, đậy nắp lại, nấu tiếp cho sôi 20 giây, nhắc xuống, để 15 phút, bắt lên nấu lại, cho lửa riu riu, đến khi chính.
- Ăn cơm với muối mè vàng là tốt nhất, một chén cơm, rắc 2 muỗng cà phê muối mè là vừa, nếu bón rắc thêm 1 muỗng nữa. (Có chỉ cách làm muối mè ở phần sau).
- Muốn cơm để lâu còn hơi ấm, nên mua nồi ủ cơm, có thể dùng từ sáng đến
chiều.
- Hấp cơm, như chưng mắm cách thủy, cơm rất ngon.
Lưu ý ăn gạo lứt muối mè:
Khi ăn cơm gạo lứt muối mè có cái đặc biệt như sau về tiêu hóa và đường ruột:
- Phân vàng, chặt là tốt, nếu chặt mà xanh cũng tốt, vì dùng rau xanh nhiều,
không sao.
- Đi cầu rất dễ,
- Nếu bị bón, thêm muối mè.
Gạo lứt rang:
- Vo gạo (1 lít).
- Nấu sôi.
- Gạo vừa nở.
- Vớt ra phơi khô.
- Rang với 2 muỗng canh muối hột đã nghiền sẵn.

- Gạo chính, dòn, đem ra rây lấy muối lại, bảo quản tốt, sử dụng lâu ngày.
Làm muối mè (mè vàng):
- Lựa sạn, ngâm nước, đãi vỏ, vớt ra phơi khô, hoặc lựa sạn, thổi cho hột lép bay
đi, bỏ vô chảo rang, chảo càng dày càng tốt.
- Lửa càng nho càng tốt.
- Khi hạt mè vàng, hơi phồng lên, nổ lách tách và nứt độ 80% là được.
- Nhắc chảo xuống, lấy khăn lông trắng đậy lại, để hơi ẩm rút hết vô khăn, hơi
nóng tiếp tục làm chính đến ruột hạt mè, cho đến khi nào nguội.
- Bỏ vào cối cùng muối hột rang, nghiền cho nát đều, không giã. (Phân lượng muối mè ghi sau).
- Muối mè chi dùng trong 4 ngày là tốt nhất. (Không mua muối mè đã làm sẵn, vì không bảo đảm thời hạn sử dụng).
- Muối mè làm xong có mùi thơm là đúng; còn nghe mùi dầu là rang sai kỹ thuật
hoặc mè để lâu ngày, bị chảy dầu. Rang muối hột:
- Muối hột rửa sơ cho sạch cát.
- Bỏ vô chảo gang hoặc nhôm dày.
- Đậy nắp kín, cho muối nổ, khi nào hết nổ là xong.
- Đem ra để nguội, nghiền cho nát, sử dụng lâu ngày.
Rửa rau:
- Lặt rau xong.
- Ngâm nước muối (không ngâm nước tím, vì có hóa chất).
- Rửa nước sạch lại.
- Ngâm nước muối lại 10 phút, không rửa nước lạnh lại, mới luộc, chiên hay
xào...
Nấu súp cốc loại:
- Đổ ít dầu mè (không khử tỏi).

- Vừa hơi nóng, bỏ cốc loại vô, vừa xì bọt, bỏ nhúm muối vô (canh vừa ăn),
cho muối rút chất ngọt từ trong ruột cốc loại ra, xào cho nước ra độ 1 phút,
châm nước vào, khi chính là xong.
Phân lượng muối mè:
- Tuổi từ 30 đến 40 : 30 muỗng mè, 1 muỗng muối.
- Tuổi từ 41 đến 50 : 40 muỗng mè, 1 muỗng muối.
- Tuổi từ 51 đến 60 : 50 muỗng mè, 1 muỗng muối.
- Tuổi từ 61 trở lên: 60 muỗng mè, 1 muỗng muối.
Súp bổ dưỡng:
- Đậu đỏ 5 grs, (nấu mềm chắt bỏ nước).
- Đậu trắng, 5 grs, (nấu mềm chắt bỏ nước).
- Bí đỏ, 10 grs, (xắt bỏ vỏ).
- Phổ tai, 5grs, (xắt nhuyễn).
- Hạt sen, 5grs.
- Sâm Hà Nội, 5 lát, loại cứng, (xắt từng lát mỏng, người bị máu cao không sử dụng).
Sáu thứ trên nấu cho thật rục. Nêm muối vừa ăn, nếu có nêm đường nên nêm ít, vì chất ngọt từ trong cốc loại tiết ra đủ làm ngọt rồi. Đây là thức ăn bố dưỡng thật cao.
Muốn thức ăn thơm ngon nên nêm tương Miso có bán tại các nhà bán thức ăn thực dưỡng, còn mua tuơng Miso ngoại mua địa chỉ số 05 và 15, đường Lê Thánh
Tôn, phường Bến Nghé, quận Một, TP.HCM. Nước ngoài, Website www.edenfoods.com.
Lưu ý: Mùa Hè nắng nóng, ăn các thức ăn lệch về âm. Còn mùa Đông hay mua
lạnh ăn thức ăn lệch về dương.
- Người ưa buồn chán không nên ăn theo phương pháp âm dương này. Vì sao?
Vì văn học Việt Nam có câu: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"!
Cách làm nước súp thế đường và bột ngọt:

1- Bắp, lột vỏ, để nguyên trái, rửa sạch.
2- Mướp, rửa sạch, cắt 2 hoặc 3 khúc.
3- Củ sắn, gọt vỏ, xắt ra từng miếng mỏng.
Ba thứ này, nấu cho rục, bỏ cái, chỉ lấy nước để làm nước súp ăn với: Hủ tiếu,
mì, bún, nui, để thay thế bột ngọt và đường. Tuyệt đối, không ăn những thức ăn,
chế biến sẳn.
Làm sữa bằng ngũ cốc:
- Hạt sen 1 ký.
- Đậu đỏ 1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô).
- Đậu trắng1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô).
- Đậu nành 1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô). Bốn thứ trên, đem phơi
nắng thật khô, đập thử mà nát, đem rang vừa vàng, đừng cho khét. Xay thành bột.
Thế sữa, dành riêng cho người tu theo Thiền tông.

Trích: Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn được Giải Thoát 

#thientong #giacngo #giaithoat

Phương pháp ăn uống cân bằng ÂM DƯƠNG để ít bệnh và luôn KHOẺ MẠNH
Chân Không

Chân Không

1629973687

Đức Phật dạy 16 thứ Tánh Người và Phương Pháp tu Thanh Tịnh Thiền

Người muốn tu giải thoát thì phải hiểu thật rõ 16 thứ tánh người, từ chỗ hiểu thật rõ đó, mới hiểu tu thế nào được giải thoát, tu thế nào còn bị luân hồi.

Căn bản 16 thứ tánh người như sau:

  1. Một là thọ: bộ phận thọ này nhận: khổ, vui, buồn, thương, giận, ghét…
  2. Hai là tưởng: bộ phận tưởng này tưởng tượng ra đủ thứ trên đời, chính cái tưởng này con người tưởng tượng ra để lừa gạt người ngu dại, còn người ngu dại bị sai lầm.
  3. Ba là hành: bộ phận hành này có 2 phần:
    -Hành mà thanh tịnh là hành của điện từ quang hành có 3 phần:
    Dẫn 4 phần trong phật tánh đi xa hoặc thu lại gần.
    -Dẫn 1 phần rất nhỏ của kim thân 1 vị phật, phân thân, hóa thân, hay ứng thân đến tam giới nào đó trong vũ trụ này, nơi có loài người sinh sống mà người đó muốn giải thoát, thì vị phật trong bể tánh mới giúp, còn người nào không muốn giải thoát vị phật không giúp, vì sao vậy?
    -Vì người này thích luân hồi, thì vị phật trong phật giới làm sao giúp được.
    -Giống như ở thế giới này, bọn trẻ thích lô đùa, có ai đó bảo nó nghỉ, nó sẽ chửi lại ngay.
    -Để chứng minh phần này khi đức phật thích ca Mâu Ni bảo đại chúng và ông xá Lợi Phất đừng dụng công tu nghi, tìm nữa. Đức Phật bị ông Xá Lợi Phất và những người có mặt chửi đức phật liền.
  4. Bốn là thức: gọi là biết, nhưng biết trong thanh tịnh là phật tánh biết, còn biết mà chồng thêm cái ham muốn nữa, tức dính mắc là biết của tánh người.
  5. Năm là tài: vì có thân tứ đại lên phải tìm đủ mọi cách kiếm cho nhiều tiền của để cung phụng cho thân tứ đại này, nên sanh ra tham tài.
  6. 6-Sáu là sắc: Cũng vì muốn cho thân tứ đại này thụ hưởng sắc đẹp của thân và vật chất nên tìm kiếm sanh ra ham sắc.
  7. Bảy là danh: cũng vì muốn cho thân tứ đại này và vọng tánh của mình được hơn hẳn những người chung quanh, nên phải làm sao cho nó có danh tiếng hơn người. Khi có danh tiếng rồi nếu bị người khác đả phá hay cướp lấy, không thể nào chịu nổi, do đó phải bám lấy danh cho được.
  8. Tám là thực: cũng vì muốn cho thân tứ đại này đầy đủ, sợ nó gầy, xấu nên bày ra đủ thứ để ăn uống cho thân tứ đại khỏe bền lâu, nên tìm đủ các món ăn dù tốn kém bao nhiêu cũng được, do đó phải thực cho thật ngon.
  9. Chín là thùy: sợ thân tứ đại bị xấu đi, nên tìm cách ngủ nghỉ cho êm ấm, tìm chỗ cao sang sạch sẽ để thùy.
  10. Mười là tham: cũng chỉ vì mang thân tứ đại nên phải tham để cung phụng có thân tứ đại.
  11. Mười một là sân: cũng vì mang thân tứ đại ai nói nặng hay đụng đến thân mình là phải sân.
  12. Mười hai là si: cũng vì có thân tứ đại nếu cái nó muốn mà không được là phải si.
  13. Mười ba là mạn: cũng vì thân tứ đại cộng với vọng thức của con người, nếu ai làm trái ý nó bộc lộ cái ngã mạn ra.
  14. Mười bốn là nghi: để bảo vệ thân tứ đại và vật chất mình có, nên không tin ai, vì chỗ không tin ai, nên người này nghi ngờ người kia, cũng vì nghi ngờ mà thù thắng với nhau.
  15. Mười lăm là ác: cũng vì sợ tổn hại đến thân tứ đại, nên bày ra đủ thứ hại người hại vật nên sanh ra ác.
  16. Mười sáu là kiến: cũng chỉ vì thân tứ đại và vọng tánh nên sanh ra cái mình nhận định là đúng, nếu ai bác bỏ liền bảo thủ cho kiến thức của mình là hay hơn hết, nên sanh ra kiến.

Trên đây là 16 thứ căn bản trên thế giới này nên sanh ra tranh giành hơn thua, chém giết với nhau. Vì vậy khi loài người nói riêng, còn vạn vật nói chung, khi bị lực hút của vật chất rồi, bắt buộc phải tuân theo quy luật của nó, không ai có thể nào cưỡng lại được.

Trích trong quyển: Đức Phật dạy tu Thiền Tông và Công thức Giải Thoát - Nhà xuất bản tôn giáo Hà Nội 

#thientong #giacngo #giaithoat #giaidapthientong #chankhong

Đức Phật dạy 16 thứ Tánh Người và Phương Pháp tu Thanh Tịnh Thiền
Chân Không

Chân Không

1629981834

Lửa Tam Muội là gì?

LỬA TAM MUỘI THIÊU ĐỐT TẤT CẢ NHỮNG GÌ Ở THẾ GIAN NÀY. VẬY NHIỆT Ở HẦM 10 TỶ MĂM THẾ NÀO MÀ TRUNG ẤM THÂN SỐNG ĐƯỢC Ạ? CUỘC SỐNG CỦA TRUNG ẤM THÂN Ở ĐẤY RA SAO Ạ?

Thiền gia Nguyễn Nhân trả lời:

Cái lửa ở trong giữa lòng đất không phải là lửa Tam Muội, mà cái lửa mặt trời mới gọi là lửa Tam Muội. Còn cái lửa ở trong lòng đất là cái lửa: Đất, Nước, Gió, Lửa bình thường thôi để cấu tạo một địa cầu gọi là Đất, Nước, Gió, Lửa bình thường ở trong cái địa cầu nó phát ra là cái lửa bình thường. Mình ở đây cái lửa đó gọi là lửa Vật Lý, còn cái lửa Tam Muội là nó chỉ cho cái lửa Mặt Trời. 

Vì thế mà trái đất của mình nó cách là cái lớp đất thứ 2 từ mặt trời, còn cái mà nó gần nhất là hành tinh chết vô đó không sống nổi. Ở đây sống được là nhờ cái tẩng ô zôn bảo vệ, còn nếu không nhờ ô zôn giờ nó đốt hết. Mình sống ở đây là nhờ cái tầng ôzôn nó bảo vệ mình giống như cái nhà nó che, nhà kiếng nó che. Giống như mình đi máy bay thì cái kiếng ấy nó bảo vệ mình, còn những cái mà khoa học nó phát minh ra kêu màu đỏ màu gì đó là nẳm gần mặt trời nó bị đốt, nó đốt sinh vật không sống nổi. 

Thứ nhất là Sao Hỏa đó nó nằm ở gần mặt trời không có vật gì, nó đốt trái đất thành đỏ tươi luôn. Còn ở đây khoa học nó hô lên Sao Hỏa sống, thì ông cứ lên đó sống đi, ở đây qua sa mạc Sa Ha Za còn sống không nổi mà bày đặt lên sao hỏa sống. Khoa học nó lừa mình chơi cho vui thôi chứ có ai khùng trèo lên. Đây nè lên Buôn Ma Thuột thôi không cần đó, lên Buôn Ma Thuột lên tút khỉ ho cò gáy cho đất, ông lên đó ở được không? Bởi vì khoa học nó chỉ giỡn, tất cả những cái hành tinh mà nó chết thì nó phải nằm ở gần mặt trời, còn mình nằm trung bình nhưng mà nhờ cái tầng ôzôn nó bảo vệ. Vì thế khi mà cái trái đất mình nó quay vào Trung Tâm Vận Hành Luân Hồi thì chính là cái mặt trời nó chiếu thẳng vô đó, nó không có ai bảo vệ, thành vô không được. Vô không được mà ra cũng không được. Vô thì phải có trái đất che, ra cũng phải có trái đất che mới ra được.

 

KHI CÁC VỊ PHẬT PHÂN THÂN VÀO TAM GIỚI CÓ SỢ LỬA TAM MUỘI HAY KHÔNG. NẾU NHƯ MÀ CÁC VỊ PHẬT PHÂN THÂN VÀO MÀ BỊ LỬA TAM MUỘI CHIẾU VÀO THÌ SẼ BỊ LÀM SAO?

TG - SG Nguyễn Nhân trả lời:

- Tất cả những vị Phật vô, thì phải, phân thân vào trái đất thì phải đi vào trung tâm vận hành luân hồi Hải Triều Âm.

- Mà muốn vào thì cũng phải đợi trái đất che, thì vị Phật mới vào được. Mà nên nhớ là vị Phật đi vào cái trung tâm vận hành là đi rất nhanh, đi bằng tốc độ điện từ. Vì thế mà đi có mấy giây thì nó từ Phật Giới vào trong trái đất mấy giây thôi.

- Nếu tính theo thời gian này thì có mấy giây. Mà trái đất nó che, nó che cái lửa tam muội này được 24 tiếng, nhưng mà 20 tiếng chắc ăn nhất. Còn 2 tiếng đầu với 2 tiếng chót không có, không dám vô luôn á. Nó cũng còn cái ánh sáng.

- Vì thế mà vị Phật nào phân thân vô đây thì phải đi theo đúng quy luật nhân quả luân hồi, vô phân thân mới rước trung ấm thân với Công Đức trở về. Nó phải đi theo đúng tuần tự cái quy luật của trái đất này. Chứ hông dám.

- 1 vị Phật cũng hổng dám đâu. Không, không dám mà đi ngang. Giống như mà cái ông mặc quần áo sắt á, mà cũng đâu có dám khi nào đưa vô cái đống lửa đâu. Đi ngang được mà lâu quá nó cũng nóng ổng vậy.

- Mình là da thịt nó bằng Tứ Đại, da thịt bằng sắt cũng phải sợ cái này.

Trích giải đáp Đạo Phật Khoa Học Thiền Tông Ngày 2/12/2018.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

#thientong #giaidapthientong 

Lửa Tam Muội là gì?
Chân Không

Chân Không

1629986216

Đức Phật dạy "tu" Thiền Tông

MỤC LỤC

  1. Lời nói đầu
  2. Kính Mừng Phật Đản
  3. Phân tích 6 Pháp môn Tu trong bài kệ Kính Mừng Phật Đản của Tổ Mã Minh
  4. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy về ý sâu mầu của Pháp môn Thiền tông
  5. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy về cấp giấy chứng nhận cho người đạt được “Bí Mật Thiền Tông”
  6. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy kỹ về Nhân – Quả ai Tu theo Vật lý
  7. Những điều người quyết chí “Tu” theo Thiền tông phải nắm thật rõ
  8. Cuộc đời và Tu hành của Đức Phật
  9. Đức Phật dạy về Mười Pháp Giới của Loài Người
  10. Đức Phật dạy “Tu” Thanh Tịnh Thiền
  11. Lời soạn giả
  12. Một số câu hỏi từ trước đến nay chưa ai hỏi

01. LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa quý độc giả:

Thái  tử Tất Đạt Đa tu hành chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni và thành lập ra đạo Phật. Trong 49 năm, Ngài đi nói về chân thật nơi Thế giới và Vũ trụ này, và dạy 6 pháp môn tu chánh như sau:

Một: Tiểu Thừa

Ai muốn tu biến vật thể từ nhỏ ra lớn hay  trùm khắp. Ngài dạy pháp môn tu thiền “Quán” và “Tưởng”. Pháp môn này, Đức Phật dạy ban đầu nên gọi là Nguyên thủy. Nói theo hình tướng: Pháp môn này thành tựu rất nhỏ nên  gọi là Tiểu thừa. Người dụng công tu để có những hiện tượng lạ như:

– Quán, Tưởng tô nước để trước mặt cho loan ra trùm khắp cả phòng, hoặc là màu đỏ của đóm lửa cây nhang,  loan ra trùm khắp. Pháp môn này hiện nay được rất nhiều nước áp dụng, như:Tích Lan(Sri Lanka). Miến Điện. Lào. Campuchia. Một phần miền Nam Việt Nam.

Hai: Trung Thừa

Đức Phật dạy “Lý luận”. Pháp môn này gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”. Người tu theo pháp môn này phần nhiều đi làm Giảng sư:  Lý luận về lời dạy của Đức Phật, cho nhiều người hiểu, chứ về giải thoát, pháp môn này không  biết được! Vì nằm giữa hai pháp môn Tiểu và Đại nên gọi là Trung thừa.

Ba: Đại thừa

Ai tu muốn tìm hiểu từ vật nhỏ hay lớn và khắp nơi Thế giới hay trong Vũ trụ này, Đức Phật dạy pháp “Nghi” và “Tìm”. Pháp môn này, giúp người tu  biết rất rõ ràng, tường tận, từ vật nhỏ hoặc lớn. Người tu biết rất mênh mông trong Vũ trụ, nên gọi là Đại thừa.

Pháp môn này các Nhà Khoa học rất thích, nên họ áp dụng và tìm ra được sự thật bên sau vật chất, hay ẩn sâu trong vạn vật, được thành công rất nhiều. Các Nhà Khoa học gọi là “Phát minh”.

Còn người tu theo Phật giáo hiện nay, rất ít người tu pháp môn này, mà chỉ nghe họ nói, mình tu theo Đại thừa Phật giáo, chứ không thấy họ thực hành!

Vì sao không thấy họ thực hành?

– Vì họ không biết!

Khi Đức Phật dạy 3 pháp môn tu: Tiểu, Trung và Đại thừa rồi, những người theo học với Ngài, họ  thắc mắc nên hỏi:

– Kính thưa Đấng Gô-Ta-Ma (cũng gọi là Cồ Đàm): Chúng tôi theo Ngài tu, nghe Ngài dạy các pháp môn: Tiểu, Trung và Đại thừa, nhưng chúng tôi không thấy hợp.Vậy, Ngài có pháp môn tu nào để đến chỗ sung sướng hay có những điều đặc biệt kỳ bí không, xin Ngài chỉ dạy cho chúng tôi?

Đức Phật thấy trong Giáo đoàn của Ngài mỗi ngày một ít người đến học, nên sẵn có người hỏi pháp tu để hưởng sung sướng và kỳ bí, nên Đức Phật dạy thêm 2 pháp môn tu nữa:

Bốn:  Tịnh độ

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Ai muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhìn phong cảnh tuyệt hảo, chân đi trên đất bằng vàng, nghe chim muông ca hót, toàn là những thứ chim quí. Quí ông  tu theo pháp môn “Tịnh Độ”.

Sao gọi là Tịnh Độ?

– Tịnh, là Thanh tịnh.

– Độ, là đưa qua.

Đưa qua đâu?

– Vì các ông đang sống trong ồn ào luân chuyển của Vật lý Thế giới và bị sức hút của Âm Dương, nên không ai an ổn được! Pháp môn tu này đưa các ông đến nơi thanh tịnh, các ông không còn bị luân hồi nữa.

Như Lai dạy các ông cách tu pháp môn này như sau:

Khi Tâm các ông thật sự thanh tịnh, có hiện tượng gì, tức khắc nhận ngay. Nếu không có duyên nhận, liền niệm Phật A Di Đà; mà phải niệm cho đến khi nào Tâm mình không còn một niệm, tức là vô niệm. Đến đây, các ông sẽ thấy được lần thứ 2, liền nhận. Nếu không nhận được nữa, thì thôi, Đức Phật “A Di Đà”  và các vị “Phụ tá” của Ngài sẽ đến rước người niệm về nước của Ngài ở. Cõi của Ngài ở rất thanh tịnh, trang nghiêm và có đủ thứ mà các Ông Bà ham muốn. Vì vậy, nước của Ngài được gọi là “Tịnh Độ”.

Năm: Mật chú

Pháp môn thứ 2 là niệm “Mật chú”: Pháp môn tu này các ông dùng câu “Thần chú” để niệm, các ông cũng niệm liên tục, niệm cho đến khi nào tiếng niệm của các ông không còn nữa, tức khắc các ông bị “rơi vào trạng thái rất kỳ diệu”; cái kỳ diệu đó, ở Thế giới này các ông không tìm thấy bất cứ nơi đâu. Pháp môn niệm Mật chú này, Như Lai gọi là tu “Mật Chú tông”. Khi Tâm được thật sự thanh tịnh rồi, các ông muốn gì, thì những hiện tượng ấy sẽ hiện ra!

Sáu: – Thanh tịnh thiền

Ai muốn tu giác ngộ để được giải thoát, Đức Phật dạy pháp môn tu “Tối Thượng thừa thiền”. Pháp môn này không Quán, không Tưởng, cũng không Lý luận hay không Nghi Tìm gì cả, mà chỉ cần để Tâm tự nhiên:

– “Thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri”.

Khi thuần thục sẽ “bị rơi vào khoảng không mênh mông vô tận”. Đức Phật gọi là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng gọi là “quê hương chân thật của mỗi người”. Vào đây, không còn bị sức hút của Vật lý Thế giới này nữa, nên được giải thoát!

Người sưu tầm, biên soạn kiêm tác giả NGUYỄN  NHÂN, tức Nguyễn Công Nhân

Thái  tử Tất Đạt Đa tu hành chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni và thành lập ra đạo Phật. Trong 49 năm, Ngài đi nói về chân thật nơi Thế giới và Vũ trụ này, và dạy 6 pháp môn tu chánh như sau:

  1. Một: Tiểu Thừa
    Ai muốn tu biến vật thể từ nhỏ ra lớn hay  trùm khắp. Ngài dạy pháp môn tu thiền “Quán” và “Tưởng”. Pháp môn này, Đức Phật dạy ban đầu nên gọi là Nguyên thủy. Nói theo hình tướng: Pháp môn này thành tựu rất nhỏ nên  gọi là Tiểu thừa. Người dụng công tu để có những hiện tượng lạ như:
    – Quán, Tưởng tô nước để trước mặt cho loan ra trùm khắp cả phòng, hoặc là màu đỏ của đóm lửa cây nhang,  loan ra trùm khắp. Pháp môn này hiện nay được rất nhiều nước áp dụng, như:Tích Lan(Sri Lanka). Miến Điện. Lào. Campuchia. Một phần miền Nam Việt Nam.
  2. Hai: Trung Thừa
    Đức Phật dạy “Lý luận”. Pháp môn này gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”. Người tu theo pháp môn này phần nhiều đi làm Giảng sư:  Lý luận về lời dạy của Đức Phật, cho nhiều người hiểu, chứ về giải thoát, pháp môn này không  biết được! Vì nằm giữa hai pháp môn Tiểu và Đại nên gọi là Trung thừa.
  3. Ba: Đại thừa
    Ai tu muốn tìm hiểu từ vật nhỏ hay lớn và khắp nơi Thế giới hay trong Vũ trụ này, Đức Phật dạy pháp “Nghi” và “Tìm”. Pháp môn này, giúp người tu  biết rất rõ ràng, tường tận, từ vật nhỏ hoặc lớn. Người tu biết rất mênh mông trong Vũ trụ, nên gọi là Đại thừa.
    Pháp môn này các Nhà Khoa học rất thích, nên họ áp dụng và tìm ra được sự thật bên sau vật chất, hay ẩn sâu trong vạn vật, được thành công rất nhiều. Các Nhà Khoa học gọi là “Phát minh”.

    Còn người tu theo Phật giáo hiện nay, rất ít người tu pháp môn này, mà chỉ nghe họ nói, mình tu theo Đại thừa Phật giáo, chứ không thấy họ thực hành!
    Vì sao không thấy họ thực hành?
    – Vì họ không biết!

    Khi Đức Phật dạy 3 pháp môn tu: Tiểu, Trung và Đại thừa rồi, những người theo học với Ngài, họ  thắc mắc nên hỏi:
    – Kính thưa Đấng Gô-Ta-Ma (cũng gọi là Cồ Đàm): Chúng tôi theo Ngài tu, nghe Ngài dạy các pháp môn: Tiểu, Trung và Đại thừa, nhưng chúng tôi không thấy hợp.Vậy, Ngài có pháp môn tu nào để đến chỗ sung sướng hay có những điều đặc biệt kỳ bí không, xin Ngài chỉ dạy cho chúng tôi?

    Đức Phật thấy trong Giáo đoàn của Ngài mỗi ngày một ít người đến học, nên sẵn có người hỏi pháp tu để hưởng sung sướng và kỳ bí, nên Đức Phật dạy thêm 2 pháp môn tu nữa:
  4. Bốn:  Tịnh độ
    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Ai muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhìn phong cảnh tuyệt hảo, chân đi trên đất bằng vàng, nghe chim muông ca hót, toàn là những thứ chim quí. Quí ông  tu theo pháp môn “Tịnh Độ”.

    Sao gọi là Tịnh Độ?
    – Tịnh, là Thanh tịnh.
    – Độ, là đưa qua.

    Đưa qua đâu?
    – Vì các ông đang sống trong ồn ào luân chuyển của Vật lý Thế giới và bị sức hút của Âm Dương, nên không ai an ổn được! Pháp môn tu này đưa các ông đến nơi thanh tịnh, các ông không còn bị luân hồi nữa.

    Như Lai dạy các ông cách tu pháp môn này như sau:
    Khi Tâm các ông thật sự thanh tịnh, có hiện tượng gì, tức khắc nhận ngay. Nếu không có duyên nhận, liền niệm Phật A Di Đà; mà phải niệm cho đến khi nào Tâm mình không còn một niệm, tức là vô niệm. Đến đây, các ông sẽ thấy được lần thứ 2, liền nhận. Nếu không nhận được nữa, thì thôi, Đức Phật “A Di Đà”  và các vị “Phụ tá” của Ngài sẽ đến rước người niệm về nước của Ngài ở. Cõi của Ngài ở rất thanh tịnh, trang nghiêm và có đủ thứ mà các Ông Bà ham muốn. Vì vậy, nước của Ngài được gọi là “Tịnh Độ”.
  5. Năm: Mật chú
    Pháp môn thứ 2 là niệm “Mật chú”: Pháp môn tu này các ông dùng câu “Thần chú” để niệm, các ông cũng niệm liên tục, niệm cho đến khi nào tiếng niệm của các ông không còn nữa, tức khắc các ông bị “rơi vào trạng thái rất kỳ diệu”; cái kỳ diệu đó, ở Thế giới này các ông không tìm thấy bất cứ nơi đâu. Pháp môn niệm Mật chú này, Như Lai gọi là tu “Mật Chú tông”. Khi Tâm được thật sự thanh tịnh rồi, các ông muốn gì, thì những hiện tượng ấy sẽ hiện ra!
  6. Sáu: Thanh tịnh thiền
    Ai muốn tu giác ngộ để được giải thoát, Đức Phật dạy pháp môn tu “Tối Thượng thừa thiền”. Pháp môn này không Quán, không Tưởng, cũng không Lý luận hay không Nghi Tìm gì cả, mà chỉ cần để Tâm tự nhiên:
    – “Thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri”.
    Khi thuần thục sẽ “bị rơi vào khoảng không mênh mông vô tận”. Đức Phật gọi là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng gọi là “quê hương chân thật của mỗi người”. Vào đây, không còn bị sức hút của Vật lý Thế giới này nữa, nên được giải thoát!

Người sưu tầm, biên soạn kiêm tác giả NGUYỄN  NHÂN, tức Nguyễn Công Nhân

Nguồn: Thiền Tông

#thientong #giacngo #giaithoat #nhattuthien

Đức Phật dạy "tu" Thiền Tông
Chân Không

Chân Không

1630025173

Có cần phải tập Buông để sống theo Tánh Phật để được Giải Thoát không?

BIẾT TÁNH PHẬT CÓ 4 THỨ LÀ NHƯ VẬY, NHƯNG TRONG CUỘC SỐNG VẪN SỐNG THEO TÁNH NGƯỜI, SỐNG THEO TÁNH NGƯỜI THÌ PHẢI ĐI LUÂN HỒI, VẬY CÓ CẦN PHẢI TẬP BUÔNG ĐỂ SỐNG THEO TÁNH PHẬT ĐỂ ĐƯỢC GIẢI THOÁT HAY KHÔNG?

TG-SG Nguyễn Nhân, Trả Lời:

- Mình nên nhớ rằng Đức Phật có nói một câu là: “tứ vô sở quý”, thân tứ đại này không có quý, nhưng mà sau cùng Đức Phật nói “tứ đại là quý”. Cũng một cái tứ đại mà ổng phân chia vậy, vì thế mà ở thế gian anh sống bằng thân và tánh người cứ tạo, tạo nghiệp không thành vấn đề, mà khi mà anh sống được tứ sở quý đó, là tất nhiên cái sở quý này là anh tạo được công đức thôi, bởi vì về sau anh có công đức anh được về Phật Giới rồi, anh về Trung Tâm Vận Hành Luân Hồi thì những cái ác đức, phước đức, nhân quả luân hồi trên Trái Đất này nó bị phá, nó trả về cho thế gian này hết.

- Đó mình phải hiểu cái này, hiểu cái này mới tu Thiền Tông được, còn không hiểu là không tu theo Đạo Phật được. Bởi vì cái thân tứ đại này mình tạo nhân quả cũng cái thân này và cái suy nghĩ này, mà tạo công đức cũng cái thân này suy nghĩ này nhưng mà suy nghĩ tạo công đức, còn cái kia là suy nghĩ hơn thua. Đó mình phải hiểu thế gian này nó vậy, vì thế mà mình noi gương của ông Trần Nhân Tông: bây giờ nó chiếm đất mình thì phải đánh, suy nghĩ mới đánh chứ không suy nghĩ làm sao mà đánh được, phải không? Đó mình phải hiểu cái nguyên tắc này thì mới tu Đạo Phật đúng được.

- Còn không hiểu hoàn toàn tu sai, rồi bày những cái chuyện cúng tụng, lạy lục, cầu xin, thành ra bây giờ ở Đạo Phật hoàn toàn là thích linh thiêng không, ai cũng thích linh thiêng không, là sao? Linh thiêng là nó sai rồi. Tất cả các Chùa cất ra mà nếu không linh thiêng họ không cất, nên nhớ rằng cất Chùa để giải thoát hoàn toàn không ai cất, nói khẳng định như vậy, cất Chùa phải linh thiêng. Vì thế mà có cái chuyện mà hô Thần nhập tượng, để chi? Để linh thiêng, để dụ người ta đến cúng tiền nhiều thôi, mình chết là chết cái vấn đề linh thiêng này. Sau cùng cái Đạo Phật Thiền Tông ra đời muốn chuẩn lại cái này, Đức Phật biết rằng 2.500 năm sau thì thế giới này cái vật chất nó biến chuyển mạnh lắm, thành ra cái Đạo Phật bị sai. Vì thế mà mới có cái chuyện là dạy pháp môn thứ 6 là Đạo Phật Thiền Tông, cho công bố ra đời Mạt Thượng Pháp, mà đi bài bản đàng hoàng chứ không bài bản là công bố cái này công bố không được.

————————————-/

(Trích: Giải Đáp Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam - Ngày 29/09/2019)

#thientong #congduc #giacngo #giaithoat 

Có cần phải tập Buông để sống theo Tánh Phật để được Giải Thoát không?
Chân Không

Chân Không

1630030118

Làm thế nào để trở về Bể Tánh Thanh Tịnh một cách dễ dàng?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ VỀ BỂ TÁNH THANH TỊNH MỘT CÁCH DỄ DÀNG?

Đức Phật dạy cụ Tràm Thiên Trúc Phát:

- Này cụ Tràm Thiên Trúc Phát: Như Lai có lời khen cụ.

Vì sao Như Lai khen?

Vì căn bản cụ đã nhận đầy đủ về lời dạy của Như Lai cao tột này. Hôm nay, còn một thắc mắc nữa cụ đem hỏi Như lai, Như Lai dạy cụ rõ:

- Cụ muốn vượt nhanh ra ngoài Thế giới này để trở về nguồn cội của chính mình, cụ hãy nghe rõ lời dạy của Như Lai:

Khi tánh Phật của cụ vào Thế giới loài Người, bị điện từ Âm cuốn hút kéo vào Thế giới loài Người. Vì cụ sử dụng cái Tưởng của Tánh Người, nên bị đi luân hồi trong Lục đạo.

Hôm nay, cụ muốn thoát nhanh ra ngoài Thế giới loài người, để trở về Bể Tánh thanh tịnh nơi Mười Phương chư Phật sống, thì cụ phải thực hiện 3 phần như sau:

  1. Một: Cụ phải tu tập Tâm Vật lý: Thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri. Để tánh Phật thanh tịnh hiển lộ ra.
  2. Hai: Ngày có 24 giờ, cụ phải sống với tánh Phật mình trọn vẹn 24 giờ.
  3. Ba: Phải cố gắng tạo ra công đức.

Ba phần trên, nếu cụ thực hiện được, thì việc trở về Bể tánh thanh tịnh rất dễ dàng.

Cụ Tràm Thiên Trúc Phát nghe xong lời Đức Phật dạy, cụ hết sức vui mừng cám ơn và hứa với Đức Phật là cụ sẽ cố gắng tu tập.

Trích Quyển 7: Đức Phật Dạy Tu Thiền Tông - Trang: 175-176. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo. Soạn Giả: Nguyễn Nhân.

#thientong #betanhthanhtinh 

Làm thế nào để trở về Bể Tánh Thanh Tịnh một cách dễ dàng?
Chân Không

Chân Không

1630385316

Mỗi con người có 5 thứ tánh

Thưa Chú, mỗi con người có 5 thứ Tánh, có phải ngoài tánh Phật, tánh Người, còn có tánh Cô Hồn, tánh Thú, tánh Ngục, có phải không, thưa Chú?

TG-SG NGUYỄN NHÂN Trả Lời:

- Mỗi con người có 5 thứ tánh, gồm:

  1. Tánh Phật: Thấy - Nghe - Nói - Biết
    - Mượn thân và tánh Người để tạo Công đức.
  2. Tánh Người:
    - Có 16 thứ: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến chấp. Là Công cụ để cho tánh Phật điều khiển thân và tánh Người tạo Công đức.
  3. Bên phải của mỗi Người có tánh Thiện, giúp con Người làm Thiện (gọi là tánh Thánh).
  4. Bên trái của mỗi Người có tánh Ác, xúi con Người làm Ác (gọi là tánh Cô Hồn).
  5. Năm: Bên phải của mỗi Người có vị Thần, nhìn thấy con Người làm gì, thì thực thi Nhân quả việc làm đó (gọi là tánh Thần).

Trích Giải Đáp Đạo Phật KHVL Thiền Tông VN

#thientong #giaidapthientong 

Mỗi con người có 5 thứ tánh
Chân Không

Chân Không

1630390309

Làm Sao Để Trung Ấm Thân Biết Được Là Mình Đã Bay Ra Khỏi Trái Đất

LÀM SAO ĐỂ TRUNG ẤM THÂN CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC LÀ MÌNH ĐÃ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT.

  • 3 KM
  • 5 KM
  • 10 KM VÀ 45 KM Ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

– Mình bây giờ mang thân tứ đại này mình hiểu có 1 thôi, mà khi mang Trung Ấm thân rồi mình hiểu tới 1.000 lần thì cái chuyện mà thấy cây số nó dễ ợt không có gì khó.

– Giống như mình ở đây mang thân tứ đại chạy cao lắm 15 cây số thôi, còn mang tánh điện chạy ở đây qua Mỹ có mấy giây tới thôi, nó vậy đó.

– Có nghĩa là cái sức mà nó phát ra, sức hiển lộ ra gấp 1 triệu lần cái bình thường.

– Vì thế đừng có lo, mà chỉ lo là không có công đức thôi, có phước đức thế giới này có phước đức là phải đi hưởng đó chứ ông Thần không có tha đâu.

– Trừ trường hợp nào mà người nào biết tu Thiền Tông thì mới biết được cái công thức này, còn nếu mà không tu Thiền Tông hoàn toàn không biết cái công thức này, thành ra đừng có lo, lo tạo công đức đi.

– Có công đức rồi Trung Ấm Thân mà nó hình thành rồi cái thân xác bỏ thì những cái gì thấy, nghe, nói, biết cũng là 1 triệu lần, kể cả di chuyển. Thì cái chuyện mà giữa thấy 5, 3 cây số ăn nhằm gì.

Trích Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Thiền Tông Ngày 12/07/2020.

#giaidapthientong #thientong

Làm Sao Để Trung Ấm Thân Biết Được Là Mình Đã Bay Ra Khỏi Trái Đất
Chân Không

Chân Không

1630391465

Thánh Chúa Thế Giới và Phật Oai Âm Vương là ai?

THƯA BÁC, NẾU THÁNH CHÚA THẾ GIỚI QUAY LẠI LÀM NGƯỜI VỚI VÔ LƯỢNG PHƯỚC BÁO THÌ HIỆN THÂN LÀ NGƯỜI GIÀU NHẤT HAY THÔNG MINH NHẤT HAY XINH ĐẸP NHẤT Ạ?

Viện Chủ trả lời:

Thánh Chúa Thế giới là cái gì?

Là cái ông sẽ khi mà Trái Đất này nó bị hủy diệt nó bị bể rồi. Ông Thánh Chúa này đầu thai trở lại làm người và thành Phật gọi là Oai Âm Vương. Cái Trái Đất này nó có hai người thành lập Oai Âm Vương là Thánh Chúa Thế giới và Thần Chủ Trái Đất. Hai Vị này khi Trái Đất bị bể rồi, hai Vị này sẽ trở thành Phật đầu tiên của Trái Đất gọi là Oai Âm Vương, mà hai Vị này thôi. Chứ không có người thứ ba.

THƯA BÁC, THÁNH CHÚA THẾ GIỚI CHỈ LUÔN LÀ NGƯỜI NAM PHẢI KHÔNG Ạ?

Viện Chủ trả lời:

Tất cả Lãnh đạo trên Trái Đất này, Lãnh đạo là người Nam không có người Nữ. Vì vậy mà Thánh Chúa Thế giới là người Nam.

Vợ Thánh Chúa là gì? – Thánh Mẫu.

Nên nhớ vậy có nghĩa là tất cả vị Lãnh đạo trên Trái Đất này dù hữu hình hay vô hình phải là người Nam. Hoàn toàn không có người Nữ. Thỉnh thoảng nó có xen kẽ vô 1 – 2 chút thôi. Chứ sự thật quan trọng nhất phải là người Nam. Đó, phải hiểu căn bản này.

THÁNH CHÚA THẾ GIỚI KHI MUỐN TRỞ LẠI LÀM NGƯỜI ĐỂ HỌC PHÁP MÔN GIẢI THOÁT CÓ ĐƯỢC TÁI SINH VÀO THỜI KỲ PHỔ BIẾN PHÁP MÔN THIỀN TÔNG KHÔNG. ĐÃ TỪNG CÓ VỊ THÁNH CHÚA NÀO ĐƯỢC GIẢI THOÁT ĐỂ TRỞ VỀ PHẬT GIỚI KHÔNG Ạ?

Viện Chủ trả lời:

Tôi nói ở trên Thánh Chúa Thế giới người ta đã có Công đức Phước đức nhiều rồi. Nhưng giờ người ta lãnh đạo về cái Tâm linh. Thành ra người ta phải lãnh đạo ra Thế giới này 10 tỷ năm, người ta mới quay lại. Người nào mà lãnh đạo về Thế giới Tâm linh 10 tỷ năm. Trái Đất bị tái lập lại thì thành Phật Oai Âm Vương. Để dẫn dắt người ta tu theo cái Đạo Phật này nè.

Vì thế mà trong kinh thường nói là Phật Oai Âm Vương là Phật đầu tiên của Trái Đất. Trái Đất được thành lập đầu tiên là do ông này nè, chớ lúc đó không có Phật được. Là vì ổng ở trong này kinh nghiệm 10 tỷ năm rồi, ổng biết những cái quy trình của nó. Vì thế khi mà Trái Đất bị bể rồi, thì ông này sẽ tái sanh lại làm một Oai Âm Vương không tu gì hết. Mà trở thành một vị Phật Oai Âm Vương không tu luyện qua một công thức nào hết để ông hướng dẫn.

Tại vì ở trên Trái Đất này nè ổng đã chứng kiến bao nhiêu vị Phật thành Phật ở Trái Đất này. 10.000 năm có một ông. Thì con tính 10 tỷ năm có bao nhiêu người? vì thế mà Thánh Chúa Thế giới và Thần Chủ Trái Đất hai ông này thay phiên nhau. Kêu bằng thành Phật Oai Âm Vương để mà dạy cái pháp môn giải thoát này.

Nguồn: Thiền Tông

#thientong #giaidapthientong 

Thánh Chúa Thế Giới và Phật Oai Âm Vương là ai?
Chân Không

Chân Không

1630392380

Nhờ Thánh Trợ Giúp Có Thể Làm Thay Đổi Nhân Quả

TRONG 1 CÁI BUỔI GIẢI ĐÁP THÌ CON CÓ NGHE BÁC NÓI LÀ THÁNH CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI NHÂN QUẢ ĐƯỢC VÀ BÁC LẤY 1 CÁI VÍ DỤ LÀ TRƯỜNG HỢP NHƯ LÀ MÌNH CÓ THỂ BỊ TAI NẠN NHƯNG MÀ MÌNH CẦU XIN THÁNH THÌ THÁNH CÓ THỂ GIÚP MÌNH ĐƯỢC THOÁT KHỎI CÁI TAI NẠN ĐÓ. CÓ NGHĨA LÀ THÁNH CÓ THỂ THAY ĐỔI NHÂN QUẢ ĐƯỢC, THÌ CON MUỐN HỎI LẠI BÁC CÁI NÀY Ạ?

Viện Chủ trả lời:

Bây giờ nè, nói cho con nghe, Trái Đất này ai quản lý? Thánh quản lý, Thánh – Thần, Thần thực thi nhân quả, Thánh quản lý về cái nghiệp này nè, bây giờ nên nhớ 1 điều đó là con nhờ Thánh giúp được với điều kiện ở trong thế gian này thôi chứ Thánh không thoát ra được, Thánh không biết cái đường đi ra. Là vì ở trong Kinh có nói 1 câu này “Phật cao 10 trượng, Thánh cao 9 trượng”, có nghĩa là ổng gần bằng ông Phật luôn, mà ổng chỉ thua ông Phật con đường về Phật Giới thôi, chứ Thánh lớn lắm chứ không phải nhỏ, gọi là Thánh Chúa Thế Giới mà, chứ đâu phải nhỏ đâu.

Nhưng mà ông Thánh thua ông Phật 1 đường là không biết đường về Phật Giới, thua có 1 đường thôi, 10 phần ổng 1 phần, ổng vẫn có cái Thiên Nhãn luôn, ông Phật cũng có Thiên Nhãn ổng cũng có Thiên Nhãn nhưng mà ông Phật ổng có Phật Nhãn còn ông Thánh không có cái này, ổng thua cái Phật Nhãn của ông Toàn Năng Toàn Giác thôi, thì ổng có thể giúp con được nhưng mà cái nhân quả không thoát được. Con mà muốn ông Thánh giúp con trọn vẹn thì con phải nhập Thánh, nhập vòng Thánh đó thì ổng mới giúp con, còn ở ngoài con không nhập vòng Thánh là ông Thần giật con liền, Thần thực thi nhân quả con liền. Đó con hiểu Thánh thì giúp con được nhưng mà trong thế gian này, còn với điều kiện mà không luân hồi, theo ổng hoài thì bỏ ông Thần qua ông Thánh tu.

Vì thế bác từng nói là “tu Thánh không giải thoát được mà tu Thần giải thoát được” là vì Thần con nghiêm chỉnh chấp hành theo qui luật nhân quả là phải theo ông Thần, khi con đầy đủ công đức thì ông Thần cho con về, ông Thánh không cho về, không Thánh bắt con ở lại đây, phải hiểu cái thế giới này nó là vậy đó. Có nghĩa là Thánh giúp con được với điều kiện là con phải cầu xin ổng nhưng mà không giải thoát được nghe. Vô cầu xin càng nhiều thì cái chỉ số đi về ổng càng nhiều, lệ thuộc ổng càng nhiều, ở thế gian mà người ta giúp con được cái gì 1 phần, cái mai mốt giúp nữa, mai mốt giúp nữa thì sau cùng là gì? Con phải lệ thuộc người ta, không có cách nào, thế gian này nó là vậy, không có cách nào thoát được cái qui luật này hết.

Giải Đáp Đạo Phật Khoa Học Thiền Tông. Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chuyên Dạy Giác Ngộ Và Giải Thoát

#thientong #giaidapthientong 
 

Nhờ Thánh Trợ Giúp Có Thể Làm Thay Đổi Nhân Quả
Chân Không

Chân Không

1630393158

Nhân quả là gì, trả nhân quả là sao?

Trò hỏi: Nhân quả là gì, trả nhân quả là sao?

Thầy trả lời:

Nhân là cái việc làm đầu tiên, cái quả là cái thành tựu sau, gọi là nhân quả, 

Vì thế mà trong dân gian làm nhân gì thì hái quả nấy, con trồng lúa thì con có lúa con trồng đậu có đậu con trồng khoai có khoai trồng mía có mía vậy thôi gọi là nhân quả, trên thế gian này gọi là thế giới nhân quả, đạo Phật phải hiểu cái này, đạo Phật chủ trương nhân quả luân hồi, anh làm gì kết quả nấy, và anh phải đi theo cái quy luật của nó gọi là nhân quả luân hồi.

— 

Trò hỏi: Trả nhân quả là gì ạ?

Thầy trả lời:

Trả nhân quả có nghĩa là: mình làm xấu thì mình trả quả xấu. 

Ví dụ: mình đi ra đường mình giựt của người ta công an nó bắt được ra tòa nó đẩy mấy năm tù là đó là do cái tội nhân quả, cái nhân ban đầu giựt đồ người ta tòa án nó kêu mình mấy năm tù đó là cái quả,

Tất cả trên trái đất này không có ai thoát ra được cái quy luật này, dù anh làm vua làm chúa cũng vậy thôi, làm vua làm chúa anh cũng phải bị cái nhân quả này, nên nhớ là nên nhớ là tất cả những người càng lớn nhân quả càng nặng, 

Thí dụ: con nghèo thì trộm cắp rất nhẹ, những người làm lớn đó thì trộm cắp rất lớn trộm cắp mấy chục tỉ, chớ ai thấy mấy ông lớn có ai ăn cắp một hai triệu không, do cái đó đó bởi vì nó nguy hiểm cái chỗ này, vì thế mà tu theo đạo Phật đạo Phật ông giãi bày trình bày rõ rành tất cả từ hữu hình vô hình, và từ việc làm đó mới gọi là đạo Phật, vì đạo Phật là đạo giác ngộ là hiểu biết hết, anh vô đạo Phật mà anh hiểu biết hết anh không có làm gì được hết, anh chỉ đụng gì anh mới thấy sợ bị nhân quả hết, vì thế mà tôi khuyên người vô đạo Phật nên đi bằng trí tuệ - mà trước khi vô cái này thì phải sử dụng bằng trí tuệ chứ đừng tu mù, đó là nhân quả đó.

Chuẩn hoá thiền tông 1/3/2020

Trò hỏi:

Con người có thể làm chủ nhân quả không?

Thầy trả lời:

Bây giờ con vô đây không có sống làm chủ nhân quả được, nhưng mà có cái cách này: con tạo công đức thì thần không có thực thi nhân quả con được. 

Vì trong kinh có nói công đức nhiều quỷ thần sợ, có nghĩa là khi con có phước đức ông thần nắm con được, còn con mà có công đức sáng không bôi đen ông thần không dám nắm thì không thực thi nhân quả con. 

Ví dụ: giống như điện mà không có dây nhựa bao thì ai dám nắm, sợi dây điện mà có dây nhựa bao thì ai cầm cũng được. 

Chuẩn hoá thiền tông 23/5/2020

 

Trò hỏi: Làm sao để giúp người khác mà không xen vào nhân quả?

Thầy trả lời:

Cái này nè con nên nhớ 1 điều đó khi mà thiền tông ra đời con biết con chỉ nên mua sách về con để đó, ai thích lại coi, nếu mà người thích thì con mới dụ người ta từ từ giúp người ta từ từ chứ đừng có khi nào nhớ thiền tông ra đời mà có nhiều người cái chùa người ta đang cúng hoặc cái chỗ người ta đang thờ mấy ông thần mấy ông cô hồn đó mà mình tới mình đưa vô nó đập mình chết á nó không có đập chết mà nó xúi mình chạy xe mình đang chạy xe tự nhiên con mắt mình hết thấy đường, nó áng lại hết thấy đường, đụng cái rầm lúc đó mình mới hiểu ủa tại sao nếu mà con chết con không nhớ nhen mà khi con sống nghen, ủa tại sao tui đang chạy mà tui lại không thấy đường vì con thấy để ý nè có nhiều người đang chạy xe cái có cái người đứng trước cửa tưởng đâu nó đi ai không phải cái bóng thôi lách qua chỗ khác đụng cái rầm đó gọi là thần thực thi nhân quả mà cái thần đó còn cái người đứng hiện đó là ai, là thánh bởi vì thế gian người ta nói thần thánh 2 cái ông này mà yểm trợ thì mới làm được thấy không, ông thần thực thi nhân quả phải ông thánh trợ giúp chớ 1 mình ổng không làm được.

Chuẩn hóa thiền tông ngày 23/5/2020

Trò hỏi:

Điều gì xảy ra khi khoa học phát triển con người kiểm soát được dòng điện từ âm dương và điện từ quang?

Thầy trả lời:

Bây giờ muốn kiểm soát được điện từ âm dương điện - hay điện từ quang thì anh phải kiến tánh, anh kiến tánh anh nhìn thấy được cái dòng điện đó anh mới cắt được nó còn không thấy đừng có mong, mà muốn kiến tánh anh phải có công đức nhiều chứ công đức ít không làm được. 

Ví dụ: 

Giống như cái lực anh muốn phá núi anh phải có cái lực mạnh hơn cái núi thì anh mới phá được núi, còn anh yếu yếu anh chỉ nhổ cỏ thôi chứ không thể phá được cái núi.

Chuẩn hoá thiền tông 28/6/2020

#thientong #nhanqua

Nhân quả là gì, trả nhân quả là sao?