Chân Không

Chân Không

1629908161

40 phần TUYỆT MẬT Đức Phật biệt truyền theo dòng Thiền Tông

Khi Đức Phật trao tập Huyền Ký cho Ngài Ma Ha Ca Diếp truyền theo dòng Thiền tông. Ông A Nan Đà có trình thưa hỏi Đức Phật:


- Kính bạch Đức Thế Tôn: Chúng con có các phần thắc mắc như sau, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con:

Một: Lý do gì mà Tánh Phật chúng con lại vào thế giới loài Người mượn sắc thân con người?

Hai: Qui luật luân hồi nơi trái đất này như thế nào?

Ba: Kính xin Đức Thế Tôn dạy căn bản cho chúng con thoát ra ngoài qui luật luân hồi của trái đất để trở về Phật giới?

*Đức Phật dạy ông A Nan Đà và đại chúng 40 phần gọi là tuyệt mật mà Như Lai không dạy trong các kinh điển phổ thông:

Phần 1:

- Đầu tiên, Tánh Phật ở trong Phật giới, nhìn thấy những Kim Thân Phật sao quá lớn, còn những Tánh Phật tại sao quá nhỏ, nên có Tánh Phật tò mò hỏi Kim Thân Phật như sau:

- Thưa Kim Thân Phật: Tánh Phật của chúng tôi sao quá nhỏ, còn Kim Thân Phật của quí vị sao quá lớn như vậy, xin qúi vị cho chúng tôi biết?

Có Kim Thân Phật trả lời:

- Trước kia, Kim thân Phật của chúng tôi cũng nhỏ như là Tánh Phật vậy. Nếu Tánh Phật nào muốn lớn như Kim thân Phật, thì hãy vào Tam giới, đến thế giới loài Người, xin vào Dòng tộc loài Người, mượn sắc thân con người tạo công đức, khi công đức được nhiều, trở về Phật giới, số công đức này, được điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào, số công đức này tự nhiên được định hình ra một Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh, Tánh Phật của quí vị ẩn vào trong Ngôi nhà đó, tức khắc một Kim thân Phật được sanh ra. Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh là để Kim thân Phật ở. Còn Ngôi nhà pháp thân thanh tịnh và Kim thân Phật lớn hay nhỏ, là tùy số công đức mà Tánh Phật tạo ra nơi Thế giới loài Người.

Phần 2:

 * Tánh Phật hỏi đường vào Thế giới loài Người:

 Khi Tánh Phật biết được nguyên do nói trên, nên Tánh Phật mới hỏi Kim Thân Phật:

- Chúng tôi muốn vào thế giới loài Người, mượn thân loài Người để tạo công đức, phải đi đường nào vào, xin Kim thân Phật chỉ cho chúng tôi?

* Kim thân Phật trả lời:

- Muốn vào thế giới loài Người, đầu tiên, Tánh Phật phải đến cửa Hải Triều Âm của Tam giới.

- Được cửa này hút Tánh Phật vào Trung tâm vận hành luân hồi.

- Tánh Phật lần theo Trung tâm luân hồi này, đến cửa Hải Triều Âm của Trái đất.

- Được cửa Hải Triều Âm của Trái đất hút vào.

- Tánh Phật được vào đây rồi, tìm đến Dòng tộc nào đó. Hỏi Trưởng ban Dòng tộc, xin Trưởng ban Dòng tộc cho Tánh Phật nhập vào một gia đình nào đó, và tự nguyện làm con của gia đình này, nhưng Kim thân Phật cũng nói cho Tánh Phật biết:

- Khi Tánh Phật đã vào Trung tâm vận hành của Tam giới rồi, thì không trở lại Phật giới được, mà phải đi theo ống dẫn vào trái đất, khi nào Tánh Phật mượn thân con người tạo được công đức thật nhiều rồi, mà muốn trở về Phật giới, thì phải vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới lại, trở về Phật giới bằng cửa Hải triều Dương Tam giới.

 Kim thân Phật cũng nói cho Tánh Phật biết:

 - Khi Tánh Phật mượn sắc thân con người rồi, thì Tánh Phật khó mà bỏ sắc thân con người được. Vì sao vậy? Vì Tánh Người được Tánh Phật làm sự sống, thì Tánh Người không khi nào chịu trả Tánh Phật về Phật giới.

 Tánh Phật trả lời:

- Chẳng lẽ Tánh Người có sức mạnh và khôn hơn Tánh Phật sao?

Kim thân Phật nói:


- Tánh Người không mạnh mà cũng không khôn hơn Tánh Phật, nhưng Tánh Phật khi đã mượn sắc thân con người rồi, Tánh Người không khi nào chịu từ bỏTánh Phật ra.


Tánh Phật lại nói:

- Thôi, Kim Thân Phật cứ chỉ cho Tánh Phật tôi đường vào thế giới loài Người, còn việc Tánh Phật và Tánh Người ai khôn ai dại, chúng tôi biết cách xử.
Thế là, Kim thân Phật chỉ cho Tánh Phật đường vào thế giới loài Người.

Phần 3:

Kim thân Phật chỉ Tánh Phật vào thế giới loài Người:

- Đầu tiên, Tánh Phật phải tìm đến cửa Hải Triều Âm Tam giới.

- Chui vào cửa này.

- Vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới.

- Theo ống dẫn vào trái đất.

- Đến dòng tộc.

- Xin Trưởng ban Dòng tộc cho nhập vào Dòng tộc.

- Xin làm con trong gia đình.

Thế là, Tánh Phật thực hiện đúng lời chỉ dẫn của Kim thân Phật, vào được trái đất và gặp được Trưởng ban Dòng tộc.

Phần 4:

* Tánh Phật xin làm con trong Gia đình:

- Khi Tánh Phật đến gặp Trưởng ban Dòng tộc, được Trưởng ban Dòng tộc đồng ý. Nhưng Trưởng ban Dòng tộc có nói với Tánh Phật 05 điều như sau, nếu Tánh Phật đồng ý, thì mới được vào làm con trong gia đình:

*Điều 1: Không được mượn thân con người tạo nghiệp phước Dương, để vãng sanh đến các cõi Trời hay nước Tinh Độ sinh sống hưởng phước an vui ở đây.

*Điều 2: Không được mượn thân người tạo nghiệp phước Âm, để làm Thần hay làm người giàu sang nơi trái đất này hoài.

*Điều 3: Không được mượn thân người, bày ra đủ chuyện để lường gạt người khác mà bị quả báo!

*Điều 4: Không được mượn thân người ở mãi trong dòng tộc mà không chịu tạo ra công đức để trở về Phật giới.

*Điều 5: Tánh Phật phải liên lạc về Phật giới, nhờ 1 Kim Thân Phật phân thân vào Dòng tộc chúng tôi chứng kiến lời cam kết của Tánh Phật, thì Tánh Phật mới được nhập vào Dòng tộc, vào gia đình mượn thân con người tạo công đức.

Phần 5:

Trưởng Dòng tộc nói xong, Tánh Phật liền liên lạc về Phật giới, nhờ 1 Kim Thân Phật, ứng thân vào thế giới loài Người, đến Dòng tộc chứng kiến lời cam kết của Tánh Phật.

Tánh Phật liền liên lạc về Phật giới, tức khắc có 1 Kim Thân Phật phân thân đến Dòng tộc và nói với Trưởng ban Dòng tộc như sau:

 - Tôi là 1 Kim Thân Phật, từ Phật giới phân thân đến đây, xin chứng kiến lời hứa của Tánh Phật này. Nếu Tánh Phật này, cứ ở mãi trong dòng tộc, hay ham mê sống trong nơi trái đất hay Tam giới này, mà không chịu tạo công đức để trở về Phật giới, thì Kim Thân Phật tôi sẽ phân thân đến nhắc nhở Tánh Phật này.

 Trưởng ban Dòng tộc được 1 Kim Thân Phật phân thân đến cam kết như vậy, nên Trưởng ban Dòng tộc cho Tánh Phật nhập vào Dòng tộc, rồi phân bổ vào gia đình để mượn thân con người tạo công đức.

Phần 6:

* Tánh Phật được vào gia đình mượn thân người để tạo công đức:

Tánh Phật được phân bổ vào gia đình, nên lúc nào cũng canh chừng khi Cha Mẹ giao hợp với nhau, mà Tinh Cha Noãn Mẹ vừa được điện từ Âm Dương cuốn hút, tạo thành lực hút Âm Dương, thì Tánh Phật phải chui ngay vào Tinh Cha Noãn Mẹ và ngủ yên trong đó.
Khi Tánh Phật đã ngủ yên trong tử cung của Mẹ đúng 9 tháng 10 ngày, Tánh Phật mới được Mẹ sanh ra thành 1 đứa trẻ, dần dần lớn lên trở thành con người hoàn chỉnh và tạo công đức.

Phần 7:

* Tánh Phật đâu biết rằng: Trong Tử cung của ngươi Mẹ mình là nơi có 3 công dụng:

Một: Nơi làm cho Tánh Phật quên hết những gì mà Tánh Phật: Thấy - Nghe - Nói và Biết trước kia.

Hai: Nơi tạo ra sắc thân của một con người.

Ba: Khi sắc thân con người hình thành, cũng là Tánh Người hình hành, để Tánh Phật mượn Tánh Người và Thân Người hoạt động.

Phần 8:
* Tánh Phật mượn thân người để tạo công đức, nhưng không nhớ!
Vì sao Tánh Phật không nhớ tạo công đức?
- Vì có 3 nguyên do:

1/- Vì Tánh Phật đã ngủ trong Tử cung của Mẹ quá lâu, nên quên hết những gỉ mà Tánh Phật đã Thấy và Biết trước kia!

2/- Tánh Phật đã vào sống trong qui luật luân hồi của trái đất, thì phải đi theo qui luật này, không cách nào làm khác được!

3/- Trong Tánh Người có đến 16 thứ; mà 3 thứ Tánh mạnh nhất là, Tưởng - Tham và Sợ. Tánh Phật bị 3 thứ này và 13 thứ nữa che khuất, nên Tánh Phật không còn Thấy - Nghe - Nói - Biết như trước kia nữa. Nói danh từ trong đạo của Như Lai gọi là: “Tánh Phật bị Vô Minh che khuất”!

Vì vậy, sự ham muốn của Tánh Phật ban đầu là tạo công đức, Tánh Phật không còn nhớ nữa, thì làm sao mà tạo công đức được.

- Hơn nữa, Tánh Phật bị Tánh Người bao phủ lại, thì làm sao Tánh Phật: Thấy - Nghe - Nói - Biết của Tánh Phật như trước kia, mà phải sống theo sự ham muốn của Tánh Người.

Phần 9:

* Tánh Người là thứ Tánh có 16 thứ:

- Thọ - Tưởng - Hành - Thức - Tài - Sắc - Danh - Thực - Thùy - Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi - Ác - Kiến!

Vì vậy, Tánh Phật phải làm theo Tánh Người, chớ không cách nào khác. Nếu Tánh Phật chỉ có 1 niệm nhỏ muốn tạo công đức, thì Tánh Người sẽ nạt ngay!

Vì sao Tánh Người nạt Tánh Phật?

- Vì Tánh Người được Tánh Phật làm sự sống, thì Tánh Người không khi nào cho Tánh Phật tạo công đức. Nếu Tánh Phật tạo được công đức, thì Tánh Phật sẽ trở về Phật giới, thì Tánh Người phải trở về với hư không, nênTánh Người phải ôm chặt Tánh Phật hoài là vậy.

Phần 10:

* Trái đất là 6 loài sống chung, gồm:
1/- Loài Thần.
2/- Loài Người.
3/- Loài Ngạ Quỷ.
4/- Loài Súc Sanh.
5/- Loài Địa Ngục.
6/- Loài Thực Vật.

Phần 11:

* Nhiệm vụ 6 loài sống trên Trái đất này:

- Loài Thần có 3 nhiệm vụ chánh:

1/- Thần chủ Thế giới:
- Chuyên mượn Sắc thân con người nào thích linh thiêng huyền bí để lập ra Đạo.
- Để con người đem cái Tưởng - Tham và Sợ vào an trú, để con người an lòng là đã có nơi ở vững chắc không sợ sau khi chết!

2/- Thần chủ Quốc gia:
- Chuyên làm nhiệm vụ, tiếp truyền Đạo do Thần chủ Thế giới lập nên.

3/- Thần chủ Vùng Quốc gia:
- Chuyên ngự ở các Đình, chứng kiến lời thề của con người thề với nhau.

4/- Thần Bình thường ở mỗi Quốc gia:
Mỗi vị Thần Bình thường phụ trách một công việc, như:

* Thần Kim Cang:
- Chuyên giúp người nào muốn Giải thoát, do vị Phật ở trong Phật giới nhờ.

* Thần Phước Thiện:
- Chuyên giúp người nào bị oan trái, khiến người này đến cơ quan Pháp luật kêu oan, do vị Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên Nhãn thấy và nhờ.

* V.v…

Phần 12:

* Tu hành:
Tu Tiểu thừa: Cũng gọi là Nam truyền, hay Nam tông.

* Cách tu: Chuyên dụng công ngồi thiền quán 37 pháp:
1/- Quán Tưởng.
2/- Quán Nghi.
3/- Quán Diệt.
4/- Quán Sát.
5/- Quán Dẹp.
6/- Quán Vô.
7/- Quán Thoại.
8/- Quán Bất.
V.v…

* Mục đích của người tu:
- Thích làm Thiền sư, dạy người khác dụng công ngồi thiền được lâu.

Phần 13:

Tu Trung thừa: Gọi là Lý luận Bát Nhã, cũng gọi là Triết lý Phật Thích Ca.

* Cách tu: Chuyên học lý luận cho thật hay để nói cho người khác nghe, họ khen và cho tiền.

* Mục đích của người tu: Thích làm Giảng sư Phật học, để dạy người khác, kiếm tiền.

Phần 14:

Tu Đại thừa: Nghi, tìm hay kiếm trong vật chất.

* Cách tu: Chuyên suy tư và nghĩ tưởng hữu dụng của vật chất. Những người này gọi là, “Kỹ sư Phật học”.

* Mục đích của người tu: Cải thiện đời sống của con người, cũng để kiếm tiền.

Phần 15:

Tu Tịnh Độ tông: Định tâm bằng câu niệm Phật.

* Cách tu: Chuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, và làm nghiệp phước thiện thật nhiều.

* Mục đích của người tu: Mong sau khi chết được vãng sanh đến nước Cực Lạc sinh sống và hưởng sung sướng trong cảnh thanh tịnh.

Phần 16A:

Tu Mật chú tông: Định tâm bằng câu thần chú, và cúng dường thật nhiều, để tạo nghiệp phước đức Âm.

* Cách tu: Chuyên niệm câu thần chú lấy trong các kinh. Muốn làm nghề gì, thì niệm câu thần chú kinh đó.

Ví dụ:
- Muốn làm thầy thuốc, thì niệm chú Dược sư.
- Muốn trừ Tà, thì nệm chú Thủ Lăng Nghiêm.
- Muốn cho thân mình được an vui, thì niệm chú Đại bi.
- V.v…

* Mục đích của người tu: Mong sau khi chết được làm Thần, để sử dụng thần thông.

Phần 16B:

Tu Thiền tông: Kiến tánh thành Phật.

* Cách tu: Hằng tri việc làm hằng ngày của mình, không chạy theo cảnh và biết tạo ra công đức.

* Mục đích của người tu: Để trở về Phật giới sau khi chết.

* Người tu Thiền tông phải hiểu 4 phần:
1/- Thân người mình là gì?
2/- Tánh người mình là sao?
3/- Mình tu sao được giải thoát?
4/- Mình tu sao còn bị luân hồi?

* Và phải tìm hiểu thêm 4 phần nữa:
1/- Sự sống và qui luật của trái đất này như thế nào?
2/- Tam giới ở đâu?
3/- Phật giới ở nơi nào?
4/- Càn khôn vũ trụ ra sao?

* Đời sống và làm việc của người tu Thiền tông phải biết 4 phần:
1/- Sống nghề gì, cứ làm nghề đó, làm bằng Tánh Người, phải tuân thủ luật nhân quả của trái đất.
2/- Không sử dụng tánh Phật làm việc ở trái đất này.
3/- Khi nào thuận duyên mới tạo công đức, không quá nhiệt tình.
4/- Không tranh luận với ai.

Phần 17:

Càn khôn vũ trụ:

* Không gian bao la trùm khắp không biên giới trong đó có chứa 2 phần:

1/- Phật giới, là nơi tánh Phật và chư Phật sống.

2/- Tam giới, là nơi loài Trời, loài Tiên, loài Người và môn loài sống.

Phần 18:

 Loài Người, có 6 nhiệm vụ:

- Một: Tạo ra nghiệp phước đức Dương, để vãng sanh đến các cõi Trời hay nước Tịnh Độ hưởng phước đức Dương.

- Hai: Tạo ra nghiệp phước đức Âm, để làm Thần hay người giàu sang ở trái đất này.

- Ba: Tạo ra nghiệp Ác đức, để làm các loài Súc Sanh, làm loài Địa Ngục, hoặc làm Thực vật.

- Bốn: Không tạo ra các nghiệp phước Dương, hay phước Âm, mà muốn ở mãi trong dòng tộc.

- Năm: Tạo ra công đức, để trở về Phật giới.

- Sáu: Tạo ra Trung ấm thân, để chuyên chở 5 phần nói trên đi hưởng nghiệp phước đức Dương ở các cõi Trời hay nước Tịnh Độ. Nghiệp phước đức Âm. Nghiệp ở trong dòng tộc. Trả nghiệp xấu. Hoặc chuyên chở vỏ bọc tánh Phật có chứa công đức trở về Phật giới.

Phần 19:

 Loài Ngạ Quỷ, có 1 nhiệm vụ:

* Giành giựt của người khác.

Phần 20:

Loài Súc sanh, có 2 nhiệm vụ:

- Một là, trả nhân quả khi còn làm con người mà ham sát hại sinh vật.

- Hai là, làm thức ăn cho loài Người và các loài khác.

Phần 21:

Loài Địa ngục, có 1 nhiệm vụ:

* Trả nhân quả khi còn mang thân người mà gây trọng tội.

Phần 22:

Loài Thực vật, có 2 nhiệm vụ:

- Một: Trả nhân quả khi còn làm con người mà đi lường gạt người khác về giải thoát.

- Hai: Làm thức ăn cho loài Người và các loài khác.

Phần 23:

 Cấu tạo của trái đất:

- Trái đất cấu tạo bằng 5 thứ: Đất - Nước - Không khí - Lửa - Điện từ Âm Dương.

Phần 24:

 Nhiệm vụ của đất:

 - Làm mặt bằng sống của loài Người, muôn loài động vật và muôn loài Thực vật.

- Luân chuyển để tạo ra sức hút vật lý sanh ra nhân quả luân hồi.

- Nơi chứa 6 loài có sự sống: Thần, Người, Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục, và Thực vật.

Phần 25:

 Tổ chức 1 Tam giới:

* Tam là ba. Giới là giới hạn, hay ranh giới. Nó ở đâu?

- Nó là 1 cụm thật nhỏ trong Càn khôn vũ trụ. Nếu ví như có hình thể trong Càn khôn vũ trụ, thì Tam giới còn nhỏ hơn một hạt cát trong trái đất này nữa.

- Trong 1 tam giới có 1 mặt trời, có 45 hành tinh có sự sống, có Hằng hà sa số hành tinh cấu tạo bằng: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ - Điện từ Âm + Điện từ Dương.

- Có 4 vòng Hoàng Đạo và 1 vòng bảo vệ Tam giới, chia ra như sau:

 1/- Một mặt trời ở trung tâm: Liên tục cháy phát ra hơi nóng và ánh sáng để sưởi ấm và làm ánh sáng cho 45 hành tinh bao xung quanh 4 vòng Hoàng đạo.

 2/- Vòng Hoàng đạo 1: Gồm có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại và điện từ Âm + Dương không màu sắc, là nơi loài người, 4 loài khác, và loài thực vật sống chung.

 3/- Vòng Hoàng đạo 2: Gồm có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 5 màu sắc rất đậm, là nơi các loài Trời sống.

 4/- Vòng Hoàng đạo 3: Gồm có 17 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ, chia ra làm 2 nơi:

 - Nơi 1: Có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ và lung linh, là nơi các loài Trời sinh sống.

 - Nơi 2: Có 6 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương có 12 màu sắc rực rỡ, nhưng rất thanh tịnh, là nơi các loài Tiên sinh sống.

 5/- Vòng Hoàng đạo 4: Gồm có 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm + Dương không màu sắc, là nơi các loài Trời sinh sống hưởng nghiệp phước đức thanh tịnh.

 6/- Vòng Hoàng đạo 5: Không có hành tinh, mà chỉ có 2 vòng điện từ Âm + Dương, chia ra làm 3 phần công dụng:

 - Công dụng 1 là điện từ Âm: Chuyên hút cứng các hành tinh trong Tam giới, để nén cứng lại, không cho thoát ra ngoài Tam giới.

 - Công dụng 2 là điện từ Dương: Chuyên đẩy các Tam giới xung quanh, không cho các Tam giới va chạm với nhau.

 - Công dụng 3 là làm sức nén: Để tạo lực nén cứng trong 1 Tam giới, để các hành tinh có sự sống, cũng như hành tinh làm vật tư, xoay vòng được và bay lơ lửng trong không gian của một Tam giới.

Phần 26:

Tổ chức Phật giới:

- Trong Phật giới gồm có 3 phần:

- Một là, không gian bao la trùm khắp theo Càn khôn vũ trụ, vũ trụ có đến đâu, thì Phật giới có đến đó. Trong Phật giới cấu tạo bằng điện từ Quang; điện từ Quang này là làm sự sống cho tánh Phật, chư Phật, Trời, Tiên, Thần, Người và muôn loài trong các Tam giới.

- Hai là, nơi sống Hằng hà sa số của tánh Phật.

- Ba là, nơi sống Hằng hà sa số của chư Phật.

Phần 27:

Giác ngộ là gì?

* Là hiểu biết căn bản có 7 phần:

- Một: Biết Càn khôn vũ trụ là gì.

- Hai: Biết Phật giới ở đâu.

- Ba: Biết công dụng của Tam giới ra sao?

- Bốn: Biết được qui luật luân hồi của trái đất.

- Năm: Biết được tánh Phật, tánh con người và tánh muôn loài.

- Sáu: Biết được công thức thoát ra ngoài qui luật luân hồi của trái đất.

- Bảy: Biết được người nào giúp đỡ hay lường gạt mình.

Phần 28:

 Luân hồi?

 1/- Luân là quay chuyển.

 2/- Hồi là trở lại chỗ cũ.

 A- Như tánh Phật: Đầu tiên ở trong Phật giới, ham muốn vào trái đất, mượn thân con người để tạo công đức trở về Phật giới định hình ra 1 Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh và 1 Kim thân Phật, nhưng vì vào thế giới loài Người, ham mê đủ chuyện nên luân chuyển đi khắp nơi trong trái đất và Tam giới, sau cùng rồi cũng Hồi về Phật giới.

 B- Như trái đất: Đầu tiên ở điểm A, bị sức hút của điện từ Âm Dương, hút luân chuyển đi một vòng 365 ngày, sau cùng rồi cũng Hồi về điểm A.

 C- Như con người: Đầu tiên là con người, ham muốn đủ chuyện trên đời, nên luân chuyển đi các nơi trong Tam giới, sau cùng rồi cũng Hồi trở lại làm thân con người.

Phần 29:

 Tu sao được giải thoát?

 Người muốn giải thoát, không tu gì cả, mà chỉ cần biết 3 phần như sau:

 1/- Nơi trái đất này lúc nào cũng luân chuyển, nếu ai dụng công tu hành là dính theo qui luật luân chuyển của trái đất, gọi là luân hồi.

 2/- Cuộc sống hằng ngày như thế nào, cứ như thế mà làm, tức sống thuận theo qui luật nhân quả luân hồi của trái đất.

 3/- Khi thuận tiện mới tạo ra công đức một cách bình thường, nhưng phải có chọn lọc.

 4/- Khi hết duyên sống nơi thế giới này, nếu muốn về Phật giới, thì được tự tại trở về.



Phần 30:

 Ở trái đất này cúng cho ai ăn?

 * Như Lai dạy cho các ông biết: Nơi trái đất này có 5 loài sống chung, gồm:

 1/- Loài Thần.

 2/- Loài Người.

 3/- Loài Ngạ quỷ.

 4/- Loài Súc sanh.

 5/- Loài Địa ngục.

 Do đó, người tổ chức cúng thì tuần tự 5 loài ăn như sau:

 1/- Loài Thần ăn, khi thức ăn còn thật nóng.

 2/- Loài Ngạ quỷ ăn, khi thức ăn đã nguội bớt.

 3/- Người tổ chức cúng ăn, khi thức ăn đã nguội ngắt.

 4/- Loài Súc sanh ăn, khi thức ăn con người ăn còn thừa đổ đi.

 5/- Loài Địa ngục ăn, khi loài Người và Súc sanh thải ra.

Phần 31:

 Ở trái đất này cúng nơi nào là phải?

* Cúng cho Thần ăn ở các nơi như sau:

1/- Cúng trong chùa nào có thỉnh Thần nhập tượng, để chùa có linh thiêng, phải cúng để trả lễ Thần.

2/- Đình, là nơi Thần ngự, để chứng kiến lời thề của con người, phải cúng để trả lễ Thần.

Phần 32:

 * Cúng cho Cô Hồn ăn ở các nơi như sau:

- Cúng ở nơi Miếu hay Miểu, để Cô Hồn ăn.

- Vì các nơi này, người có lòng thương Cô Hồn, nên họ lập ra để Cô Hồn ở. Vì vậy, người lập ra Miểu này, phải cúng để cho Cô Hồn ăn, mới gọi là thương Cô Hồn trọn vẹn.

Phần 33:

 Trung ấm thân là gì, có nhiệm vụ ra sao?

* Trung ấm thân là phương tiện chuyên chở tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương, khối nghiệp phước đức Âm, hoặc khối công đức mà tánh Phật sử dụng thân Người tạo ra.

*Trung ấm thân này có tất cả là 10 loại:

1/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người có tạo ra công đức ham muốn trở về Phật giới, để có 1 Ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh và 1 Kim thân Phật.

2/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Vô Sắc hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng rất thanh tịnh.

3/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Hữu Sắc, hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng rất vui tươi.

4/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến nước Cực Lạc, hưởng nghiệp phước đức Dương vui tươi, nhưng trong cảnh thanh tịnh.

5/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn tạo nghiệp phước đức Dương, để đến cõi trời Dục Giới hưởng nghiệp phước đức Dương, nhưng thật mạnh.

6/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn có thần thông để làm loài Thần, sử dụng thần thông cho loài Người kính nể.

7/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham muốn ở mãi trong dòng tộc.

8/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham tạo nghiệp sát, để vào làm loài Súc sanh.

9/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người ham gây trọng tội, để vào các tầng Địa ngục sống.

10/- Trung ấm thân, chở tánh Phật, mượn thân con người đóng vai trò Thầy này, Giáo sư nọ, không biết Giác ngộ là giác gì, Giải thoát là sao, đi lường gạt người khác để kiếm Danh và Lợi, mà bị phạm vào Nhân quả, làm loài Thực vật.

Phần 34:

 Tại sao tu Thiền tông không được dụng công?

* Là có nguyên do như sau:

1/- Ở thế giới luân chuyển do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi nên sanh ra Nhân quả.

2/- Vì nguyên lý này, mà người tu Thiền tông không dụng công, nếu dụng công là tự tạo nghiệp. Tạo nghiệp, thì phải bị nghiệp dẫn đi luân hồi!

Phần 35:

 Phật ở đâu và làm sao giúp người giải thoát?

* Phật thì phải ở Phật giới, không đến thế giới này được.

- Chỉ sử dụng Phật nhãn để nhìn thấy người nào muốn trở về Phật giới, thì vị Phật nhờ vị Thần Kim Cang khiến người này đến nơi phổ biến pháp môn Thiền tông, học công thức để trở về Phật giới.

Phần 36:

Bồ Tát ở đâu trong Tam giới này và làm sao cứu khổ con người?

* Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên nhãn quan sát ở cõi Nam Diêm Phù Đề này:

- Thấy người nào bị oan trái mà muốn kêu oan, thì Bồ Tát nhờ vị Thần Phước thiện, khiến người này đến cơ quan pháp luật nước sở tại kêu oan.

Phần 37:

 A La Hán ở đâu trong Tam giới này và làm gì?

* A La Hán, là người thích tu đạt được tứ quả Thinh văn, nên dính cứng vào quả vị này.

Quả vị này từ đâu mà có?

- Là do các vị Thần tạo ra ảo ảnh quả này, theo sự ham muốn của người dụng công tu tứ quả Thinh văn.

- Tứ quả Thinh văn này, là cái ảo ảnh của Thần tạo ra, nên không thật.

- Mà người dụng công tu đạt Tứ quả Thinh văn họ lại rất thích, nên họ dính cứng vào đây, nên không giải thoát được.


Như Lai dạy cho các ông biết:

- Quả vị Thanh tịnh mà các vị A La Hán trụ vào đó, đó là Niết bàn Hóa thành, tức là cái Niết bàn tạo ra bằng cái bóng ảo của điện từ Âm Dương, do các vị Thần tạo ra, do sự ham muốn của những vị A La Hán ham muốn.
Như Lai cũng nói cho các ông rõ:

- Khi người dụng công tu hành cho thân được thanh tịnh.

- Cho tâm duyên hợp vật lý thấy, biết được quá khứ vị lại.

- Nếu người tu không dụng công nữa, thì vị Thần không tạo được cái bóng ảo, tức khắc Niết bàn tự nhiên biến mất.

Như Lai dạy cho các ông biết:

1/- Không có công đức, nên không về Phật giới được.

2/- Không có phước đức, nên không đến các cõi Trời hay nước Tịnh Độ hưởng phước đức Dương được.

3/- Người tu chứng được quả A La Hán, không ở trong Dòng tộc được. Vì sao vậy? Vì trong dòng tộc của loài Người, không chứa người thần thông.

4/- Vì vậy, người tu hành chứng quả A La Hán, khi hết duyên sống làm người, phải xin vào ở nhờ nơi thế giới loài Thần.

Phần 38:

 Tánh Phật là gì?

* Tánh là cái vỏ bọc cấu tạo bằng điện từ Quang.

1/- Trong tánh có cái Ý.

2/- Trong Ý có 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói và Biết.

3/- Phật là trùm khắp theo Càn khôn vũ trụ.

4/- Nên gọi là tánh Phật.

Phần 39:

 Hình thành tánh người ra sao và tan rã tánh người như thế nào?

* Hình thành 1 tánh người có 8 yếu tố:

1/- Ham muốn của Tánh Phật mượn thân con người để tạo công đức.

2/- Tánh Phật.

3/- Tinh Cha Noãn Mẹ.

4/- Điện từ Âm Dương cuốn hút.

5/- Tử cung của Mẹ.

6/- Ngủ trong tử cung của Mẹ.

7/- Thời gian 9 tháng 10 ngày.

8/- Mẹ đẻ ra thân người, Tánh Người được hình thành.

* Tánh người được tan rã ra chỉ có 4 yếu tố:

1/- Tánh Phật phải ham muốn trở về Phật giới.

2/- Tánh Phật phải nhớ lại các tánh: Thấy - Nghe - Nói - Biết Tánh Phật của chính mình, gọi chung là Kiến Tánh.

3/- Nhờ Kiến Tánh này mà Tánh Phật mới điều khiển được Tánh Người tạo công đức.

4/- Công đức được đầy đủ, Tánh Phật điều khiển vỏ bọc Tánh Người biến thành là Trung Ấm Thân siêu nhanh và nhẹ. Làm phương tiện chuyên chở Tánh Phật và khối công đức vượt cửa Hải Triều Dương của trái đất, vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới. Khi vào được Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới rồi. Trung Ấm thân này vào Trung tâm vận hành luân hồi của Tam giới, không còn bị sức hút vật lý điện từ Âm Dương nữa, nên Trung Ấm thân phải tan rã ra trở về hòa chung với điện từ Âm Dương. Tánh Người liền bị mất.

* Tánh Phật và khối công đức được tự tại vượt cửa Hải Triều Dương để trở về Phật giới.

Phần 40:

 Trung ấm thân đưa tánh Phật luân hồi như thế nào và trở về Phật giới ra sao?

* Trung ấm thân là phương tiện chuyên chở để đưa tánh Phật mượn thân tứ đại của con người tạo nghiệp hoặc tạo công đức để đưa đi luân hồi hoặc trở về Phật giới:

Trung ấm thân có tất cả là 10 loại:

1/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối công đức về Phật giới:
* Trung ấm thân này có màu vàng sáng ánh, di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 5 lần tốc độ ánh sáng.

2/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Vô sắc, để hưởng nghiệp phước đức thanh tịnh:
* Trung ấm thân này có màu trong như pha lê. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 3 lần tốc độ ánh sáng.

3/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Hữu sắc, để hưởng nghiệp phước vui tươi rực rỡ và lung linh:
* Trung ấm thân này có 12 màu sắc rực rỡ. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 2 lần tốc độ ánh sáng.

4/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến nước Tịnh Độ, để hưởng nghiệp phước đức vui, nhưng trong không gian thanh tịnh:
* Trung ấm thân này cũng có 12 màu sắc rất đẹp. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ cũng gấp 2 lần tốc độ ánh sáng.

5/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đến cõi trời Dục giới, để hưởng nghiệp phước đức có cảm giác rất mạnh:
* Trung ấm thân này chỉ có 5 màu sắc, không đẹp lắm. Di chuyển rất nhanh, đi với tốc độ gấp 1 lần tốc độ ánh sáng.

6/- Trung ấm thân đưa tánh Phật và khối nghiệp phước đức Âm, vào cõi Thần, để làm nhiệm vụ của vị Thần. Loài Thần có nhiều loại và nhiều nhiệm vụ, như:


- Một: Cao nhất là Thần chủ Thế giới:
* Vị Thần này có nhiệm vụ lập ra đạo lớn.
- Để cho loài người sống nơi trái đất này, đưa cái Tưởng, Tham và Sợ của Tánh Người vào an trú và tu hành, để họ yên lòng sau khi chết.

- Hai: Cao thứ hai là Thần chủ Quốc gia:
* Vị Thần này có nhiệm vụ là tiếp đạo lớn do Thần chủ Thế giới lập ra, để người trong quốc gia của họ, ai thích tu, có đạo tu, để người tu này yên lòng sau khi chết.

- Ba: Cao thứ ba là Thần chủ Vùng của quốc gia.
* Vị Thần này có nhiệm vụ là làm ra hiện tượng lạ, để nhân dân trong vùng lập ra Đình.
* Để nhân dân trong vùng quốc gia đó, họ tin là có Thần linh, lập ra Đình, để nhân dân trong vùng đó, đến lễ lạy cầu xin và thề thốt với nhau một điều gì đó.

- Bốn: Thứ tư là Thần bình thường.
* Mỗi vị Thần bình thường này phụ trách một công việc, như sau:

* Thần Kim Cang:
- Thì giúp người nào muốn tu Giải thoát.
- Được vị Phật bên Phật giới, sử dụng Phật nhãn thấy, biết được, có yêu cầu, thì vị Thần Kim Cang này mới giúp bằng cách là, khiến người này đến nơi phổ biến pháp môn Giải thoát học công thức.

* Thần Phước thiện:
- Giúp đỡ người nào ở trái đất này bị oan trái, mà muốn kêu oan, với điều kiện là.
- Vị Bồ Tát ở nước Tịnh Độ, sử dụng Thiên nhãn thấy được nếu có yêu cầu thì vị Thần Phước thiện này mới giúp bằng cách là, hướng dẫn người này hay gia đình họ, đến cơ quan phụ trách pháp luật của nước sở tại kêu oan.

* Nói tóm lại:
- Mỗi vị Thần bình thường, phụ trách một công việc.

7/- Trung ấm thân, đưa tánh Phật mượn tánh người, mà không thích đi hưởng phước hay làm ác, ở mãi trong dòng tộc:
- Trung ấm thân này chỉ có 1 màu trắng đậm hay lợt.

8/- Trung ấm thân, đưa tánh Phật mượn thân người, để sát hại loài Súc sanh. Sát hại loài nào, thì trả nhân quả loài đó.
- Trung ấm thân này, có màu sắc giống như loài nào mà tánh Phật mượn thân người sát hại loài vật đó.

9/- Trung ấm thân, đưa tánh Phật mượn thân người, gây trọng tội, đưa vào 1 trong 18 tầng Địa ngục mà tánh Phật mượn thân con người gây ra:
- Trung ấm thân này có màu đen, từ đen nhạt đến thật đen.

10/- Trung ấm thân đưa tánh Phật, mượn thân người, đóng vai trò là vị nào đó, lường gạt người ngu khờ, lấy tiền của họ. Tùy theo lường gạt lấy tiền của họ ít hay nhiều mà làm các loài thực vật khác nhau.

* Lường gạt bằng cách nào?
- Bằng cách là.
* Mình không biết Giác ngộ là gì:
- Mà nói mình biết, dụ người ham muốn Giác ngộ đến nghe, mà họ không chịu suy nghĩ lời nói của mình coi có đúng hay sai mà tin đại, họ cúng tiền cho mình, tức mình là kẻ lường gạt.

* Mình không biết Giải thoát là gì:
- Mà nói mình biết, dụ người ham muốn Giải thoát đến nghe, mà họ không chịu suy nghĩ lời nói của mình coi có đúng hay sai mà tin đại, họ cúng tiền cho mình, tức mình cũng là kẻ đại lường gạt.
Trung ấm thân này có rất nhiều màu, tùy theo loài thực vật nào mà người lường gạt này nhận quả báo.
Trên đây là qui luật luân hồi của trái đất, chúng tôi là những người có được tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông, mà Thiền sư ni Đức Thảo đã trao lại cho chúng tôi.

Chúng tôi có lời khuyên như sau:

- Tập Huyên Ký này đã trải qua 2.562 năm rồi, có rất nhiều Nhà dịch lại không biết có đúng bản gốc hay không. Vì vậy, độc giả nào đọc, hãy suy xét cho thật kỹ, đừng tin liền, thấy đúng mới tin, còn không đúng thì xin đừng tin.

Sau cùng, Như Lai dạy về người khôn và dại:

*Người khôn:
- Nghe người khác nói gì, biết suy xét cho thật kỹ, đúng thì mới tin: Đó là người khôn.

* Người dại:
- Nghe người khác nói cái gì cũng tin, không suy nghĩ: Đó là người dại!
- Người đã dại, mà còn rủ thêm nhiều người khác cùng dại như mình nữa, người này là người ngốc!
- Mình đã Ngốc rồi, mà còn cố chấp nữa, mình là người đại ngốc và cuồng tín vậy!

Đạo Phật Khoa Học Thiền Tông, giúp cho nhân loại Giác Ngộ và Giải Thoát để trở về Phật Giới, thoát khỏi Sinh tử Luân hồi.
  Pháp môn Thiền Tông này Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bí mật truyền riêng ngoài kinh điển vật lý thông thường và nhờ 36 vị Tổ Sư Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa - Việt Nam truyền đi.
  Người nhận được và hiểu được pháp môn này thì thật là Đại Phúc - Đại Duyên, lợi ích không thể nghĩ bàn !
* Qúy vị quan tâm thêm thì tham khảo trang Youtube của Chùa Thiền Tông Tân Diệu
- https://www.youtube.com/channel/UCQ_cpfgtrJ7y7ndGu0BzHiw 
- Website : https://www.thientong.com 
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam

Nghe toàn bộ sách Thiền Tông
https://www.youtube.com/watch?v=zNIdnGXs3uk&list=PLOtXQ1m0FkHDSk5nM15Oz5f8qSUBwEXGX 

#thientong #giacngo #giaithoat #giaidapthientong #chankhong

40 phần TUYỆT MẬT Đức Phật biệt truyền theo dòng Thiền Tông
Chân Không

Chân Không

1629941784

Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm nghĩa là gì?

THẾ NÀO LÀ "ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM?" TRẠNG THÁI "VÔ TRỤ" ĐƯỢC KỂ LẠI NHƯ THẾ NÀO QUA MỘT VỊ ĐÃ ĐƯỢC RƠI VÀO TRẠNG THÁI VÔ TRỤ.
Trong quá trình khao khát đi tìm cầu con đường Giải Thoát, con cũng không đủ duyên để mà gặp Thiền Tông, trước đây con cũng hành hết pháp môn này đến pháp môn khác. Ngày xưa con đọc Kinh Kim Cang ngang cái câu :" ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM ", con có một cái thắc mắc về câu này, tức là NƠI KHÔNG TRỤ ẤY MÀ DIỆU ỨNG VÔ CÙNG. Con cứ tự nhiên trong tâm nó khởi :" THẾ NÀO LÀ VÔ TRỤ, VÔ TRỤ LÀ NHƯ THẾ NÀO ?".

Thiền gia Nguyễn Nhân trả lời:
- VÔ TRỤ tiếng Việt Nam nghĩa là KHÔNG CÓ DÍNH .
Dạ ! Cái từ này nó cứ thắc mắc hoài trong đầu con, nó cứ quay cuồng trong đầu con, con ngũ và thức dậy nó cứ thắc mắc hoài hoài như vậy, con muốn gở bỏ nó ra, nó cũng không gở ra được, nó thắc mắc hoài, rồi nó tạo ra " khối nghi tình ", khởi xong rồi thì đến một ngày nó vở ra ạ !
- Làm sao nó ra ?.
Có 1 ngày con đi tập thể dục ở công viên, đang đi vậy, nghi tình nó cứ thắc mắc, thắc mắc nó đóng khối, mình đang nhìn cây cối, cảnh vật ở bên ngoài, tự nhiên nó biến mất hết, tức là ngoại cảnh mất hết, rồi cái thân mình cũng mất luôn, rồi ngay đó cái tâm thắc mắc nó cũng mất luôn, rồi nó rơi vào cái cảnh, nó rơi vào cảm giác, mình dùng cái từ là trạng thái tâm hay cảnh giới tâm nó VẮNG LẶNG, RỖNG SUỐT, MỘT NIỆM KHỞI HAY MỘT NIỆM SUY NGHĨ CŨNG KHÔNG CÒN NỮA, NÓ CHỈ BIẾT, MỘT CÁI BIẾT HIỆN TIỀN Ở TRONG CÁI RỖNG SUỐT ẤY. Con sống được 1 ngày như vậy, ngũ đêm sáng ngày mai nó hết.
+ Trở lại câu chuyện Đức Lục Tổ Huệ Năng, ổng ngộ câu này : "ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM". Ông là con người bình thường, tự nhiên ông nghe cái câu này, ổng rơi vào trạng thái đó, cái ông tụng kinh ổng nghe Ngũ Tổ nói chuyện này ổng biết, nên ổng mới biết là Đức Lục Tổ đã cảm nhận được cái Tánh Thanh Tịnh của Ngài. Nên nhớ là ở trong trạng thái này mà hiểu được rồi thì tất cả những chuyện bên ngoài người ta hiểu được hết đó, nhưng người ta không có nói được. Giờ cháu đã cảm nhận Tánh Thanh Tịnh của mình được rồi thì thôi đừng có nói gì hết, giờ Thiền Tông đã giải thích rất rõ cái đó là cái gì ?, mình chỉ biết vậy thôi, rồi mình bắt đầu mình tạo Công Đức , phước đức cũng tạo ít để sống thôi. Mục đích tạo Công Đức để đi về Phật Giới. Chứ bây giờ ngồi đó mà mình cứ mơ mộng THẤY CÁI NÀY HOÀI thì coi chừng bị THÁNH DẪN đó nghe.
Thì con nghe thầy nói con Sáng Suốt ra đó.
- Tức là nó chỉ đến 1 lần thôi chứ không có lần thứ 2.
Con chỉ sống trong trạng thái đó có 1 ngày, qua sáng hôm sau là nó hết.
- Thì Lục Tổ ngày xưa cũng vậy, Lục Tổ sống từ lúc Ngài nhận được cho đến khi Ngài gặp Ngũ Tổ, khi Ngũ Tổ bảo Ngài đi giã gạo Ngài mới hết trạng thái này, mấy tháng trời.
Khi mình bước vào cảnh giới này mình mới biết chính đây là " VÔ TRỤ ", tự nhiên mình biết. Ngày xưa Lục Tổ nghe ông kia tụng Kinh Kim Cang, Lục Tổ đã bước vào chỗ này, thì hôm nay mình cũng vậy, tự biết luôn, nhưng mà tại sao không sống hoài được như vậy. Tức là, trong trạng thái đó rất là đặc biệt, nó chỉ có cái BIẾT, BIẾT RẤT NHIỀU THỨ, CÁI TRÍ NÀY.....
- Giờ muốn sống hoài thì hồi nãy tôi nói rồi đó, khởi vọng muốn thấy thì coi chừng.
Thì đó, hôm nay thầy nói con mới sáng ra. Đây có phải là trở về Bản Thể thật của mình phải không ạ ?.
- Không phải Trở Về mà nó HIỂN LỘ không có nói trở về mà đây là CÁI TÁNH THANH TỊNH PHẬT TÁNH CỦA MÌNH NÓ HIỂN LỘ RA. Biết nó vậy thôi, rồi Thiền Tông dạy mình cái gì, mình đi theo và làm theo cái Thiền Tông này., chứ ngồi đó mà mong sống trong trạng thái Thanh Tịnh này hoài là xuống dưới âm phủ luôn, Thần nó rước mình đi luôn á, chắc chắn là như vậy. Đâu có được trở lại lần thứ hai đâu, khi nào được thì tự nhiên nó được, chứ đừng có mong.

Trích giải đáp Thiền Tông tại chùa Tân Diệu.

#thientong #giacngo #giaithoat #giaidapthientong #chankhong

Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm nghĩa là gì?
Chân Không

Chân Không

1629964616

Phương pháp ăn uống cân bằng ÂM DƯƠNG để ít bệnh và luôn KHOẺ MẠNH

LÝ GIẢI ĂN UỐNG ĐỂ TU THEO THIỀN TÔNG:

Con người sống trên đời này có ba cái căn bản chánh:
1- Học ăn.
2- Học văn.
3- Học nói.
Ba cái căn bản trên:
* Học văn và học nói có trường dạy, còn học ăn lại không có trường nào dạy. Vì lẽ đó, hiện nay người ăn uống tùy theo sự hiểu biết của gia đình truyền lại, bạn bè hay lối xóm chỉ thêm.
Ngày nay, thời đại văn minh cao, các nhà nấu ăn cũng quảng bá về sự ăn uống, họ chỉ hướng dẫn thiên về trình bày cho đẹp mắt và hợp khẩu vị, chứ không cách khoa học tự nhiên theo chiều âm dương, để cơ thể con người dung nạp được những thứ chất bổ dưỡng, thật tinh khiết, đúng thiên nhiên, đem lại sức khỏe tốt cho người ăn uống. Do đó, chúng tôi xin đưa ra vài ví dụ và phân tách tại sao chúng ta hiện nay lại bị bệnh quá nhiều?
Nói về thiên nhiên:
Ngày xưa, chúng ta sống, hít thở không khí trong lành, bốn mùa rõ rệt, cỏ cây hiền hòa, cây trái đúng mùa, suối nguồn trong sạch, dòng sông xanh mát, v.v...
Ngày nay, chúng ta sống, hít thở không khí bụi bặm bốn mùa sai lệch, cỏ cây nhiễm độc, trái cây nghịch mùa. suối nguồn rác rến, dòng sông ô nhiễm, v.v...
Vì vậy, bệnh tật phát sanh rất nhiểu. Vì lẽ đó, người tu hay người không tu đều bị bệnh như nhau cả, Chúng tôi viết ra quyển sách nhỏ này là để chỉ dành riêng cho người quyết chí tu theo pháp môn Thiền tông học Nhà Phật, để trở về nguồn cội của chính mình, chứ không phải tu để trở thành ông này, bà nọ, cũng không phải để khoe khoang với người khác; càng không phải tu để trở thành cái gì khác.
Ai đó bảo, tu theo Thiền tông học Nhà Phật để được cái này, được cái kia là đã hiểu sai về Thiền tông học Nhà Phật rồi. Vô tình, chúng ta đưa Đức Phật trở thành một vị Thần hay một vị Thánh, sai với lời của Ngài dạy, cũng có thể nói, chúng ta phỉ báng Ngài là khác.

Lợi ích ăn uống theo phương pháp âm dương:
Mong những ai có duyên đọc được cách ăn uống này, nếu thực hành đúng theo phương pháp âm dương, chúng tôi tin chắc chắn rằng không bị bệnh nhiều và được các cái lợi ích như sau:

  1. Không tốn tiền nhiều chi cho thức ăn.
  2. Không bệnh tật nhiều.
  3. Người già, khỏe mạnh.
  4. Đỡ phiền hà con cháu.
  5. Con cháu kính thương.
  6. V.v...


Đặc biệt nhất, khi chúng ta ăn và uống thật đúng với phương pháp âm dương rồi, sẽ nhận ra rõ ràng vận hành sự sống của cơ thể, đem lại cái an vui mà từ trước đến nay chúng ta chưa từng biết. Người ăn uống đúng theo phương pháp âm dương, có hình thể như sau:
Khi âm dương được quân bình rồi, con người trước kia nếu mập, sẽ ốm bớt đi, để trở về đúng với tầm vóc, chiều cao và sức nặng của chính mình, còn con người gầy sẽ được trở nên mập mạp hơn, cũng để trở về đúng với tầm vóc chiều cao và sức nặng của chính mình.

Lý giải về uống:
Cơ thể mỗi con người có trung bình 5 lít máu. Chúng ta dung nạp vào 1 lít nước nữa là 6 lít. Nước tuần hoàn trong mỗi con người, ngày đêm phải qua 2 quả thận lọc 200 lần. Như vậy, thận “làm việc" 1.200 lần là bình thường, con người như vậy, có thể sống đến 80 tuổi vẫn bình an khỏe mạnh.

Nếu ngày uống 2 lít nước, thận phải “làm việc" 1.400 lần, cơ thể chịu nổi 70 năm, nhưng sức khỏe không tốt.
Ngày uống 3 lít nước, thận phải “làm việc" 1.600 lần, cơ thể sống đến 70 năm, nhưng thường hay yếu đuối và bệnh hoạn!
Theo ngành Y khoa (Bộ môn Tuần hoàn và Bài tiết học): Chức năng điện giải của 2 quả thận, 24 giờ lọc 1.200 lần là vừa phải, quả thận sẽ được bền lâu, với điều kiện đừng cho nó lọc các thứ kích thích quá mức như:
* Rượu mạnh!
* Thức ăn quá cay!
* Mỡ động vật. Dầu thực vật quá nhiều! Thực phẩm quá lạnh!
* Các thực phẩm bị nhiễm hóa chất!
* V.v...


2- LÝ GIẢI VÀI THỨ BỆNH:
Theo thống kê của ngành Y khoa, người bị các bệnh hiện nay, như:
* Tiểu đường.
* Huyết áp.
* Đau nhức.
* V.v...
Vì họ dung nạp vào cơ thể quá mức các thứ như sau:
Bệnh tiểu đường:
* Ăn nhiều trái cây quá ngọt!
* Uống sữa ngọt quá nhiều!
* Dùng các thức ăn quá ngọt!
* Dùng bột ngọt để thế các thức ăn khác!
* Chất béo quá nhiều của những thức ăn nhanh!
* Uống nước tăng lực, thế nước uống và thức ăn!
Bệnh huyết áp:
* Ăn thức ăn quá mặn!
* Dùng thức uống kích thích quá mạnh!
* Chứng minh: Nếu người uống rượu trắng nhiều, chắc chắn sẽ bị bệnh cao máu, dù người đó có sức khỏe tốt đến đâu đi chăng nữa. Bệnh đau nhức:
* Uống nước đá quá nhiều! Dùng trái cây thế cơm!
* Rau trái bị nhiễm hóa chất!
* Đặc biệt dùng trái cây trái mùa!
Các loại bệnh nói trên, vì chúng ta ăn sai thiên nhiên, nếu chịu khó biết ăn uống đúng theo thiên nhiên, chắc chắn cơ thể chúng ta đồng hành cùng sự sống, tuổi thọ được nâng cao và ít bệnh tật, đó là hạnh phúc mỗi đang sống vậy.
Phân định âm dương trong thức ăn:
Theo các Nhà Thực dưỡng học, họ phân định thực phẩm theo âm dương như sau:
Dạng hình thể:
- DƯƠNG: Thon cao, ít nuớc, nấu hay luộc mà dai
- ÂM: Nở ngang, nhiều nước, nấu hay luộc mà bở.
Dạng màu sắc:
Loại một: Thực phẩm DƯƠNG nhiều, gồm các màu: Đỏ, hồng, vàng.
Loại hai: Thực phẩm ÂM nhiều, gồm các màu: Đen, xanh, nâu, tím.
Loại ba: Thực phẩm ÂM, DƯƠNG quân bình gồm các màu: Trắng và thiên về trắng, sáng.
Chỉ chính xác từng loại thực phẩm:
Âm nhiều, gồm: Gừng, ớt, tiêu, mướp, chanh, me, cà ry, chao, giấm, kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, cà phê, đường cát, cà nâu, măng, giá, nấm, dưa leo, bắp chuối, khoai mì, môn tím.
Âm vừa, gồm: Rau muống, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ, khoai tím, bí đao, mướp ngọt, củ sắn, khoai lang, nếp, các loại gạo mạch, tương, đậu phụ, mẻ, tương cải, va ni, rau răm, nước trái cây, bia, đường thốt nốt, đường thô, đường trái cây.

Âm ít, gồm: Bo bo, bắp, bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đũa, rau dền, su hào, khoai mỡ trắng, khoai tây, bơ, mè, tỏi, rau cần, rau húng, quế.

Dương nhiều, gồm: Gạo lứt đỏ, củ sắn dây, củ khoai mài, muối tự nhiên, trà rễ đinh lăng, nhân sâm, hạt dẻ, trà già 3 năm trở lên.

Dương vừa, gồm: Hạt kê, gạo lứt trắng, mè đen, diếp quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách xon, rau má, củ sâm, củ cà rốt, cà phê thực dưỡng, trà củ sen.

Dương ít, gồm: Bắp cải, bông cải, cải cay, cải ngọt, củ cải trắng, rau tần ô, rau câu chỉ, phổ tai, hồi, hoắc hương, rau mùi, hành, kiệu, rau diếp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc, mạch nha, chất ngọt hạt ngũ cốc, chất ngọt mật ong, chất ngọt rau cải.

Phần gạo :ăn gạo lứt (gạo nào cũng được), vì tinh bột gạo và chất lứt bao quanh gạo, khi ăn, nhai có nước bọt, ba thứ này trung hòa lại tạo thành dinh dưỡng thật cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể, các thành động mạch và tỉnh mạch được trơn, dầu thực vật loại âm nhiều không bám dính được, nên máu lưu thông dễ dàng, khó sanh các thứ bệnh.
Nồi nấu cơm:
- Thứ nhất là nồi đất.
- Thứ hai nồi đồng.
- Thứ ba nồi inox.
- Thứ tư nồi nhôm.
- Thứ năm nồi cơm điện.
Vì sao nồi cơm điện đứng vào hàng thứ năm?
Vì nồi cơm điện, khi nấu, tia điện nóng bắn hạt gạo, làm hạt gạo bị chứa điện từ, nêu ăn lâu ngày sẽ sanh bệnh đau nhức.
Kiêng cử:
Phải cử các thức ăn như sau:
- Cử nước đá. Đừng uống đường quá ngọt. Sữa có nhiều đường. Không ăn bột ngọt quá nhiều. Không ăn các loại cà có màu nâu hay màu tím. Không ăn dưa leo.
Không ăn giá quá nhiều. Không ăn măng rừng và măng tre. Cử mắm. Nấm rừng. Các nấm của các cây to. Chao.

Các thức ăn và uống nói trên cực âm, không lợi cho cơ thể người tu theo Thiền tông. Tu theo Thiền tông, đầu tiên cơ thể phải được quân bình âm dương. Nếu để cơ thể bị lệch về âm nhiều quá, thì điện từ Âm Dương bị lệch về Âm nhiều, nên Điện Từ Quang trong cơ thể bị bao phủ đen hơn, nên những thứ của Ý trong Phật tánh khó hiển lộ ra, việc tu theo pháp môn Thiền tông coi như vô ích!
Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt:
- Một lon gạo, hai lon nước. (Thêm hay bớt nước, nếu khô hay nhão). 
- Vo gạo sạch.
Nấu nước vừa sôi, bỏ 1/4 muỗng cà phê muối vào nước sôi, đổ gạo vào nước đang sôi, quậy cho đều, đậy nắp lại, nấu tiếp cho sôi 20 giây, nhắc xuống, để 15 phút, bắt lên nấu lại, cho lửa riu riu, đến khi chính.
- Ăn cơm với muối mè vàng là tốt nhất, một chén cơm, rắc 2 muỗng cà phê muối mè là vừa, nếu bón rắc thêm 1 muỗng nữa. (Có chỉ cách làm muối mè ở phần sau).
- Muốn cơm để lâu còn hơi ấm, nên mua nồi ủ cơm, có thể dùng từ sáng đến
chiều.
- Hấp cơm, như chưng mắm cách thủy, cơm rất ngon.
Lưu ý ăn gạo lứt muối mè:
Khi ăn cơm gạo lứt muối mè có cái đặc biệt như sau về tiêu hóa và đường ruột:
- Phân vàng, chặt là tốt, nếu chặt mà xanh cũng tốt, vì dùng rau xanh nhiều,
không sao.
- Đi cầu rất dễ,
- Nếu bị bón, thêm muối mè.
Gạo lứt rang:
- Vo gạo (1 lít).
- Nấu sôi.
- Gạo vừa nở.
- Vớt ra phơi khô.
- Rang với 2 muỗng canh muối hột đã nghiền sẵn.

- Gạo chính, dòn, đem ra rây lấy muối lại, bảo quản tốt, sử dụng lâu ngày.
Làm muối mè (mè vàng):
- Lựa sạn, ngâm nước, đãi vỏ, vớt ra phơi khô, hoặc lựa sạn, thổi cho hột lép bay
đi, bỏ vô chảo rang, chảo càng dày càng tốt.
- Lửa càng nho càng tốt.
- Khi hạt mè vàng, hơi phồng lên, nổ lách tách và nứt độ 80% là được.
- Nhắc chảo xuống, lấy khăn lông trắng đậy lại, để hơi ẩm rút hết vô khăn, hơi
nóng tiếp tục làm chính đến ruột hạt mè, cho đến khi nào nguội.
- Bỏ vào cối cùng muối hột rang, nghiền cho nát đều, không giã. (Phân lượng muối mè ghi sau).
- Muối mè chi dùng trong 4 ngày là tốt nhất. (Không mua muối mè đã làm sẵn, vì không bảo đảm thời hạn sử dụng).
- Muối mè làm xong có mùi thơm là đúng; còn nghe mùi dầu là rang sai kỹ thuật
hoặc mè để lâu ngày, bị chảy dầu. Rang muối hột:
- Muối hột rửa sơ cho sạch cát.
- Bỏ vô chảo gang hoặc nhôm dày.
- Đậy nắp kín, cho muối nổ, khi nào hết nổ là xong.
- Đem ra để nguội, nghiền cho nát, sử dụng lâu ngày.
Rửa rau:
- Lặt rau xong.
- Ngâm nước muối (không ngâm nước tím, vì có hóa chất).
- Rửa nước sạch lại.
- Ngâm nước muối lại 10 phút, không rửa nước lạnh lại, mới luộc, chiên hay
xào...
Nấu súp cốc loại:
- Đổ ít dầu mè (không khử tỏi).

- Vừa hơi nóng, bỏ cốc loại vô, vừa xì bọt, bỏ nhúm muối vô (canh vừa ăn),
cho muối rút chất ngọt từ trong ruột cốc loại ra, xào cho nước ra độ 1 phút,
châm nước vào, khi chính là xong.
Phân lượng muối mè:
- Tuổi từ 30 đến 40 : 30 muỗng mè, 1 muỗng muối.
- Tuổi từ 41 đến 50 : 40 muỗng mè, 1 muỗng muối.
- Tuổi từ 51 đến 60 : 50 muỗng mè, 1 muỗng muối.
- Tuổi từ 61 trở lên: 60 muỗng mè, 1 muỗng muối.
Súp bổ dưỡng:
- Đậu đỏ 5 grs, (nấu mềm chắt bỏ nước).
- Đậu trắng, 5 grs, (nấu mềm chắt bỏ nước).
- Bí đỏ, 10 grs, (xắt bỏ vỏ).
- Phổ tai, 5grs, (xắt nhuyễn).
- Hạt sen, 5grs.
- Sâm Hà Nội, 5 lát, loại cứng, (xắt từng lát mỏng, người bị máu cao không sử dụng).
Sáu thứ trên nấu cho thật rục. Nêm muối vừa ăn, nếu có nêm đường nên nêm ít, vì chất ngọt từ trong cốc loại tiết ra đủ làm ngọt rồi. Đây là thức ăn bố dưỡng thật cao.
Muốn thức ăn thơm ngon nên nêm tương Miso có bán tại các nhà bán thức ăn thực dưỡng, còn mua tuơng Miso ngoại mua địa chỉ số 05 và 15, đường Lê Thánh
Tôn, phường Bến Nghé, quận Một, TP.HCM. Nước ngoài, Website www.edenfoods.com.
Lưu ý: Mùa Hè nắng nóng, ăn các thức ăn lệch về âm. Còn mùa Đông hay mua
lạnh ăn thức ăn lệch về dương.
- Người ưa buồn chán không nên ăn theo phương pháp âm dương này. Vì sao?
Vì văn học Việt Nam có câu: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"!
Cách làm nước súp thế đường và bột ngọt:

1- Bắp, lột vỏ, để nguyên trái, rửa sạch.
2- Mướp, rửa sạch, cắt 2 hoặc 3 khúc.
3- Củ sắn, gọt vỏ, xắt ra từng miếng mỏng.
Ba thứ này, nấu cho rục, bỏ cái, chỉ lấy nước để làm nước súp ăn với: Hủ tiếu,
mì, bún, nui, để thay thế bột ngọt và đường. Tuyệt đối, không ăn những thức ăn,
chế biến sẳn.
Làm sữa bằng ngũ cốc:
- Hạt sen 1 ký.
- Đậu đỏ 1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô).
- Đậu trắng1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô).
- Đậu nành 1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô). Bốn thứ trên, đem phơi
nắng thật khô, đập thử mà nát, đem rang vừa vàng, đừng cho khét. Xay thành bột.
Thế sữa, dành riêng cho người tu theo Thiền tông.

Trích: Hành đúng lời Phật dạy chắc chắn được Giải Thoát 

#thientong #giacngo #giaithoat

Phương pháp ăn uống cân bằng ÂM DƯƠNG để ít bệnh và luôn KHOẺ MẠNH
Chân Không

Chân Không

1629973687

Đức Phật dạy 16 thứ Tánh Người và Phương Pháp tu Thanh Tịnh Thiền

Người muốn tu giải thoát thì phải hiểu thật rõ 16 thứ tánh người, từ chỗ hiểu thật rõ đó, mới hiểu tu thế nào được giải thoát, tu thế nào còn bị luân hồi.

Căn bản 16 thứ tánh người như sau:

  1. Một là thọ: bộ phận thọ này nhận: khổ, vui, buồn, thương, giận, ghét…
  2. Hai là tưởng: bộ phận tưởng này tưởng tượng ra đủ thứ trên đời, chính cái tưởng này con người tưởng tượng ra để lừa gạt người ngu dại, còn người ngu dại bị sai lầm.
  3. Ba là hành: bộ phận hành này có 2 phần:
    -Hành mà thanh tịnh là hành của điện từ quang hành có 3 phần:
    Dẫn 4 phần trong phật tánh đi xa hoặc thu lại gần.
    -Dẫn 1 phần rất nhỏ của kim thân 1 vị phật, phân thân, hóa thân, hay ứng thân đến tam giới nào đó trong vũ trụ này, nơi có loài người sinh sống mà người đó muốn giải thoát, thì vị phật trong bể tánh mới giúp, còn người nào không muốn giải thoát vị phật không giúp, vì sao vậy?
    -Vì người này thích luân hồi, thì vị phật trong phật giới làm sao giúp được.
    -Giống như ở thế giới này, bọn trẻ thích lô đùa, có ai đó bảo nó nghỉ, nó sẽ chửi lại ngay.
    -Để chứng minh phần này khi đức phật thích ca Mâu Ni bảo đại chúng và ông xá Lợi Phất đừng dụng công tu nghi, tìm nữa. Đức Phật bị ông Xá Lợi Phất và những người có mặt chửi đức phật liền.
  4. Bốn là thức: gọi là biết, nhưng biết trong thanh tịnh là phật tánh biết, còn biết mà chồng thêm cái ham muốn nữa, tức dính mắc là biết của tánh người.
  5. Năm là tài: vì có thân tứ đại lên phải tìm đủ mọi cách kiếm cho nhiều tiền của để cung phụng cho thân tứ đại này, nên sanh ra tham tài.
  6. 6-Sáu là sắc: Cũng vì muốn cho thân tứ đại này thụ hưởng sắc đẹp của thân và vật chất nên tìm kiếm sanh ra ham sắc.
  7. Bảy là danh: cũng vì muốn cho thân tứ đại này và vọng tánh của mình được hơn hẳn những người chung quanh, nên phải làm sao cho nó có danh tiếng hơn người. Khi có danh tiếng rồi nếu bị người khác đả phá hay cướp lấy, không thể nào chịu nổi, do đó phải bám lấy danh cho được.
  8. Tám là thực: cũng vì muốn cho thân tứ đại này đầy đủ, sợ nó gầy, xấu nên bày ra đủ thứ để ăn uống cho thân tứ đại khỏe bền lâu, nên tìm đủ các món ăn dù tốn kém bao nhiêu cũng được, do đó phải thực cho thật ngon.
  9. Chín là thùy: sợ thân tứ đại bị xấu đi, nên tìm cách ngủ nghỉ cho êm ấm, tìm chỗ cao sang sạch sẽ để thùy.
  10. Mười là tham: cũng chỉ vì mang thân tứ đại nên phải tham để cung phụng có thân tứ đại.
  11. Mười một là sân: cũng vì mang thân tứ đại ai nói nặng hay đụng đến thân mình là phải sân.
  12. Mười hai là si: cũng vì có thân tứ đại nếu cái nó muốn mà không được là phải si.
  13. Mười ba là mạn: cũng vì thân tứ đại cộng với vọng thức của con người, nếu ai làm trái ý nó bộc lộ cái ngã mạn ra.
  14. Mười bốn là nghi: để bảo vệ thân tứ đại và vật chất mình có, nên không tin ai, vì chỗ không tin ai, nên người này nghi ngờ người kia, cũng vì nghi ngờ mà thù thắng với nhau.
  15. Mười lăm là ác: cũng vì sợ tổn hại đến thân tứ đại, nên bày ra đủ thứ hại người hại vật nên sanh ra ác.
  16. Mười sáu là kiến: cũng chỉ vì thân tứ đại và vọng tánh nên sanh ra cái mình nhận định là đúng, nếu ai bác bỏ liền bảo thủ cho kiến thức của mình là hay hơn hết, nên sanh ra kiến.

Trên đây là 16 thứ căn bản trên thế giới này nên sanh ra tranh giành hơn thua, chém giết với nhau. Vì vậy khi loài người nói riêng, còn vạn vật nói chung, khi bị lực hút của vật chất rồi, bắt buộc phải tuân theo quy luật của nó, không ai có thể nào cưỡng lại được.

Trích trong quyển: Đức Phật dạy tu Thiền Tông và Công thức Giải Thoát - Nhà xuất bản tôn giáo Hà Nội 

#thientong #giacngo #giaithoat #giaidapthientong #chankhong

Đức Phật dạy 16 thứ Tánh Người và Phương Pháp tu Thanh Tịnh Thiền
Chân Không

Chân Không

1629986216

Đức Phật dạy "tu" Thiền Tông

MỤC LỤC

  1. Lời nói đầu
  2. Kính Mừng Phật Đản
  3. Phân tích 6 Pháp môn Tu trong bài kệ Kính Mừng Phật Đản của Tổ Mã Minh
  4. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy về ý sâu mầu của Pháp môn Thiền tông
  5. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy về cấp giấy chứng nhận cho người đạt được “Bí Mật Thiền Tông”
  6. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy kỹ về Nhân – Quả ai Tu theo Vật lý
  7. Những điều người quyết chí “Tu” theo Thiền tông phải nắm thật rõ
  8. Cuộc đời và Tu hành của Đức Phật
  9. Đức Phật dạy về Mười Pháp Giới của Loài Người
  10. Đức Phật dạy “Tu” Thanh Tịnh Thiền
  11. Lời soạn giả
  12. Một số câu hỏi từ trước đến nay chưa ai hỏi

01. LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa quý độc giả:

Thái  tử Tất Đạt Đa tu hành chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni và thành lập ra đạo Phật. Trong 49 năm, Ngài đi nói về chân thật nơi Thế giới và Vũ trụ này, và dạy 6 pháp môn tu chánh như sau:

Một: Tiểu Thừa

Ai muốn tu biến vật thể từ nhỏ ra lớn hay  trùm khắp. Ngài dạy pháp môn tu thiền “Quán” và “Tưởng”. Pháp môn này, Đức Phật dạy ban đầu nên gọi là Nguyên thủy. Nói theo hình tướng: Pháp môn này thành tựu rất nhỏ nên  gọi là Tiểu thừa. Người dụng công tu để có những hiện tượng lạ như:

– Quán, Tưởng tô nước để trước mặt cho loan ra trùm khắp cả phòng, hoặc là màu đỏ của đóm lửa cây nhang,  loan ra trùm khắp. Pháp môn này hiện nay được rất nhiều nước áp dụng, như:Tích Lan(Sri Lanka). Miến Điện. Lào. Campuchia. Một phần miền Nam Việt Nam.

Hai: Trung Thừa

Đức Phật dạy “Lý luận”. Pháp môn này gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”. Người tu theo pháp môn này phần nhiều đi làm Giảng sư:  Lý luận về lời dạy của Đức Phật, cho nhiều người hiểu, chứ về giải thoát, pháp môn này không  biết được! Vì nằm giữa hai pháp môn Tiểu và Đại nên gọi là Trung thừa.

Ba: Đại thừa

Ai tu muốn tìm hiểu từ vật nhỏ hay lớn và khắp nơi Thế giới hay trong Vũ trụ này, Đức Phật dạy pháp “Nghi” và “Tìm”. Pháp môn này, giúp người tu  biết rất rõ ràng, tường tận, từ vật nhỏ hoặc lớn. Người tu biết rất mênh mông trong Vũ trụ, nên gọi là Đại thừa.

Pháp môn này các Nhà Khoa học rất thích, nên họ áp dụng và tìm ra được sự thật bên sau vật chất, hay ẩn sâu trong vạn vật, được thành công rất nhiều. Các Nhà Khoa học gọi là “Phát minh”.

Còn người tu theo Phật giáo hiện nay, rất ít người tu pháp môn này, mà chỉ nghe họ nói, mình tu theo Đại thừa Phật giáo, chứ không thấy họ thực hành!

Vì sao không thấy họ thực hành?

– Vì họ không biết!

Khi Đức Phật dạy 3 pháp môn tu: Tiểu, Trung và Đại thừa rồi, những người theo học với Ngài, họ  thắc mắc nên hỏi:

– Kính thưa Đấng Gô-Ta-Ma (cũng gọi là Cồ Đàm): Chúng tôi theo Ngài tu, nghe Ngài dạy các pháp môn: Tiểu, Trung và Đại thừa, nhưng chúng tôi không thấy hợp.Vậy, Ngài có pháp môn tu nào để đến chỗ sung sướng hay có những điều đặc biệt kỳ bí không, xin Ngài chỉ dạy cho chúng tôi?

Đức Phật thấy trong Giáo đoàn của Ngài mỗi ngày một ít người đến học, nên sẵn có người hỏi pháp tu để hưởng sung sướng và kỳ bí, nên Đức Phật dạy thêm 2 pháp môn tu nữa:

Bốn:  Tịnh độ

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Ai muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhìn phong cảnh tuyệt hảo, chân đi trên đất bằng vàng, nghe chim muông ca hót, toàn là những thứ chim quí. Quí ông  tu theo pháp môn “Tịnh Độ”.

Sao gọi là Tịnh Độ?

– Tịnh, là Thanh tịnh.

– Độ, là đưa qua.

Đưa qua đâu?

– Vì các ông đang sống trong ồn ào luân chuyển của Vật lý Thế giới và bị sức hút của Âm Dương, nên không ai an ổn được! Pháp môn tu này đưa các ông đến nơi thanh tịnh, các ông không còn bị luân hồi nữa.

Như Lai dạy các ông cách tu pháp môn này như sau:

Khi Tâm các ông thật sự thanh tịnh, có hiện tượng gì, tức khắc nhận ngay. Nếu không có duyên nhận, liền niệm Phật A Di Đà; mà phải niệm cho đến khi nào Tâm mình không còn một niệm, tức là vô niệm. Đến đây, các ông sẽ thấy được lần thứ 2, liền nhận. Nếu không nhận được nữa, thì thôi, Đức Phật “A Di Đà”  và các vị “Phụ tá” của Ngài sẽ đến rước người niệm về nước của Ngài ở. Cõi của Ngài ở rất thanh tịnh, trang nghiêm và có đủ thứ mà các Ông Bà ham muốn. Vì vậy, nước của Ngài được gọi là “Tịnh Độ”.

Năm: Mật chú

Pháp môn thứ 2 là niệm “Mật chú”: Pháp môn tu này các ông dùng câu “Thần chú” để niệm, các ông cũng niệm liên tục, niệm cho đến khi nào tiếng niệm của các ông không còn nữa, tức khắc các ông bị “rơi vào trạng thái rất kỳ diệu”; cái kỳ diệu đó, ở Thế giới này các ông không tìm thấy bất cứ nơi đâu. Pháp môn niệm Mật chú này, Như Lai gọi là tu “Mật Chú tông”. Khi Tâm được thật sự thanh tịnh rồi, các ông muốn gì, thì những hiện tượng ấy sẽ hiện ra!

Sáu: – Thanh tịnh thiền

Ai muốn tu giác ngộ để được giải thoát, Đức Phật dạy pháp môn tu “Tối Thượng thừa thiền”. Pháp môn này không Quán, không Tưởng, cũng không Lý luận hay không Nghi Tìm gì cả, mà chỉ cần để Tâm tự nhiên:

– “Thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri”.

Khi thuần thục sẽ “bị rơi vào khoảng không mênh mông vô tận”. Đức Phật gọi là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng gọi là “quê hương chân thật của mỗi người”. Vào đây, không còn bị sức hút của Vật lý Thế giới này nữa, nên được giải thoát!

Người sưu tầm, biên soạn kiêm tác giả NGUYỄN  NHÂN, tức Nguyễn Công Nhân

Thái  tử Tất Đạt Đa tu hành chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni và thành lập ra đạo Phật. Trong 49 năm, Ngài đi nói về chân thật nơi Thế giới và Vũ trụ này, và dạy 6 pháp môn tu chánh như sau:

  1. Một: Tiểu Thừa
    Ai muốn tu biến vật thể từ nhỏ ra lớn hay  trùm khắp. Ngài dạy pháp môn tu thiền “Quán” và “Tưởng”. Pháp môn này, Đức Phật dạy ban đầu nên gọi là Nguyên thủy. Nói theo hình tướng: Pháp môn này thành tựu rất nhỏ nên  gọi là Tiểu thừa. Người dụng công tu để có những hiện tượng lạ như:
    – Quán, Tưởng tô nước để trước mặt cho loan ra trùm khắp cả phòng, hoặc là màu đỏ của đóm lửa cây nhang,  loan ra trùm khắp. Pháp môn này hiện nay được rất nhiều nước áp dụng, như:Tích Lan(Sri Lanka). Miến Điện. Lào. Campuchia. Một phần miền Nam Việt Nam.
  2. Hai: Trung Thừa
    Đức Phật dạy “Lý luận”. Pháp môn này gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”. Người tu theo pháp môn này phần nhiều đi làm Giảng sư:  Lý luận về lời dạy của Đức Phật, cho nhiều người hiểu, chứ về giải thoát, pháp môn này không  biết được! Vì nằm giữa hai pháp môn Tiểu và Đại nên gọi là Trung thừa.
  3. Ba: Đại thừa
    Ai tu muốn tìm hiểu từ vật nhỏ hay lớn và khắp nơi Thế giới hay trong Vũ trụ này, Đức Phật dạy pháp “Nghi” và “Tìm”. Pháp môn này, giúp người tu  biết rất rõ ràng, tường tận, từ vật nhỏ hoặc lớn. Người tu biết rất mênh mông trong Vũ trụ, nên gọi là Đại thừa.
    Pháp môn này các Nhà Khoa học rất thích, nên họ áp dụng và tìm ra được sự thật bên sau vật chất, hay ẩn sâu trong vạn vật, được thành công rất nhiều. Các Nhà Khoa học gọi là “Phát minh”.

    Còn người tu theo Phật giáo hiện nay, rất ít người tu pháp môn này, mà chỉ nghe họ nói, mình tu theo Đại thừa Phật giáo, chứ không thấy họ thực hành!
    Vì sao không thấy họ thực hành?
    – Vì họ không biết!

    Khi Đức Phật dạy 3 pháp môn tu: Tiểu, Trung và Đại thừa rồi, những người theo học với Ngài, họ  thắc mắc nên hỏi:
    – Kính thưa Đấng Gô-Ta-Ma (cũng gọi là Cồ Đàm): Chúng tôi theo Ngài tu, nghe Ngài dạy các pháp môn: Tiểu, Trung và Đại thừa, nhưng chúng tôi không thấy hợp.Vậy, Ngài có pháp môn tu nào để đến chỗ sung sướng hay có những điều đặc biệt kỳ bí không, xin Ngài chỉ dạy cho chúng tôi?

    Đức Phật thấy trong Giáo đoàn của Ngài mỗi ngày một ít người đến học, nên sẵn có người hỏi pháp tu để hưởng sung sướng và kỳ bí, nên Đức Phật dạy thêm 2 pháp môn tu nữa:
  4. Bốn:  Tịnh độ
    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Ai muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhìn phong cảnh tuyệt hảo, chân đi trên đất bằng vàng, nghe chim muông ca hót, toàn là những thứ chim quí. Quí ông  tu theo pháp môn “Tịnh Độ”.

    Sao gọi là Tịnh Độ?
    – Tịnh, là Thanh tịnh.
    – Độ, là đưa qua.

    Đưa qua đâu?
    – Vì các ông đang sống trong ồn ào luân chuyển của Vật lý Thế giới và bị sức hút của Âm Dương, nên không ai an ổn được! Pháp môn tu này đưa các ông đến nơi thanh tịnh, các ông không còn bị luân hồi nữa.

    Như Lai dạy các ông cách tu pháp môn này như sau:
    Khi Tâm các ông thật sự thanh tịnh, có hiện tượng gì, tức khắc nhận ngay. Nếu không có duyên nhận, liền niệm Phật A Di Đà; mà phải niệm cho đến khi nào Tâm mình không còn một niệm, tức là vô niệm. Đến đây, các ông sẽ thấy được lần thứ 2, liền nhận. Nếu không nhận được nữa, thì thôi, Đức Phật “A Di Đà”  và các vị “Phụ tá” của Ngài sẽ đến rước người niệm về nước của Ngài ở. Cõi của Ngài ở rất thanh tịnh, trang nghiêm và có đủ thứ mà các Ông Bà ham muốn. Vì vậy, nước của Ngài được gọi là “Tịnh Độ”.
  5. Năm: Mật chú
    Pháp môn thứ 2 là niệm “Mật chú”: Pháp môn tu này các ông dùng câu “Thần chú” để niệm, các ông cũng niệm liên tục, niệm cho đến khi nào tiếng niệm của các ông không còn nữa, tức khắc các ông bị “rơi vào trạng thái rất kỳ diệu”; cái kỳ diệu đó, ở Thế giới này các ông không tìm thấy bất cứ nơi đâu. Pháp môn niệm Mật chú này, Như Lai gọi là tu “Mật Chú tông”. Khi Tâm được thật sự thanh tịnh rồi, các ông muốn gì, thì những hiện tượng ấy sẽ hiện ra!
  6. Sáu: Thanh tịnh thiền
    Ai muốn tu giác ngộ để được giải thoát, Đức Phật dạy pháp môn tu “Tối Thượng thừa thiền”. Pháp môn này không Quán, không Tưởng, cũng không Lý luận hay không Nghi Tìm gì cả, mà chỉ cần để Tâm tự nhiên:
    – “Thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri”.
    Khi thuần thục sẽ “bị rơi vào khoảng không mênh mông vô tận”. Đức Phật gọi là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” cũng gọi là “quê hương chân thật của mỗi người”. Vào đây, không còn bị sức hút của Vật lý Thế giới này nữa, nên được giải thoát!

Người sưu tầm, biên soạn kiêm tác giả NGUYỄN  NHÂN, tức Nguyễn Công Nhân

Nguồn: Thiền Tông

#thientong #giacngo #giaithoat #nhattuthien

Đức Phật dạy "tu" Thiền Tông
Chân Không

Chân Không

1630025173

Có cần phải tập Buông để sống theo Tánh Phật để được Giải Thoát không?

BIẾT TÁNH PHẬT CÓ 4 THỨ LÀ NHƯ VẬY, NHƯNG TRONG CUỘC SỐNG VẪN SỐNG THEO TÁNH NGƯỜI, SỐNG THEO TÁNH NGƯỜI THÌ PHẢI ĐI LUÂN HỒI, VẬY CÓ CẦN PHẢI TẬP BUÔNG ĐỂ SỐNG THEO TÁNH PHẬT ĐỂ ĐƯỢC GIẢI THOÁT HAY KHÔNG?

TG-SG Nguyễn Nhân, Trả Lời:

- Mình nên nhớ rằng Đức Phật có nói một câu là: “tứ vô sở quý”, thân tứ đại này không có quý, nhưng mà sau cùng Đức Phật nói “tứ đại là quý”. Cũng một cái tứ đại mà ổng phân chia vậy, vì thế mà ở thế gian anh sống bằng thân và tánh người cứ tạo, tạo nghiệp không thành vấn đề, mà khi mà anh sống được tứ sở quý đó, là tất nhiên cái sở quý này là anh tạo được công đức thôi, bởi vì về sau anh có công đức anh được về Phật Giới rồi, anh về Trung Tâm Vận Hành Luân Hồi thì những cái ác đức, phước đức, nhân quả luân hồi trên Trái Đất này nó bị phá, nó trả về cho thế gian này hết.

- Đó mình phải hiểu cái này, hiểu cái này mới tu Thiền Tông được, còn không hiểu là không tu theo Đạo Phật được. Bởi vì cái thân tứ đại này mình tạo nhân quả cũng cái thân này và cái suy nghĩ này, mà tạo công đức cũng cái thân này suy nghĩ này nhưng mà suy nghĩ tạo công đức, còn cái kia là suy nghĩ hơn thua. Đó mình phải hiểu thế gian này nó vậy, vì thế mà mình noi gương của ông Trần Nhân Tông: bây giờ nó chiếm đất mình thì phải đánh, suy nghĩ mới đánh chứ không suy nghĩ làm sao mà đánh được, phải không? Đó mình phải hiểu cái nguyên tắc này thì mới tu Đạo Phật đúng được.

- Còn không hiểu hoàn toàn tu sai, rồi bày những cái chuyện cúng tụng, lạy lục, cầu xin, thành ra bây giờ ở Đạo Phật hoàn toàn là thích linh thiêng không, ai cũng thích linh thiêng không, là sao? Linh thiêng là nó sai rồi. Tất cả các Chùa cất ra mà nếu không linh thiêng họ không cất, nên nhớ rằng cất Chùa để giải thoát hoàn toàn không ai cất, nói khẳng định như vậy, cất Chùa phải linh thiêng. Vì thế mà có cái chuyện mà hô Thần nhập tượng, để chi? Để linh thiêng, để dụ người ta đến cúng tiền nhiều thôi, mình chết là chết cái vấn đề linh thiêng này. Sau cùng cái Đạo Phật Thiền Tông ra đời muốn chuẩn lại cái này, Đức Phật biết rằng 2.500 năm sau thì thế giới này cái vật chất nó biến chuyển mạnh lắm, thành ra cái Đạo Phật bị sai. Vì thế mà mới có cái chuyện là dạy pháp môn thứ 6 là Đạo Phật Thiền Tông, cho công bố ra đời Mạt Thượng Pháp, mà đi bài bản đàng hoàng chứ không bài bản là công bố cái này công bố không được.

————————————-/

(Trích: Giải Đáp Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam - Ngày 29/09/2019)

#thientong #congduc #giacngo #giaithoat 

Có cần phải tập Buông để sống theo Tánh Phật để được Giải Thoát không?
Chân Không

Chân Không

1630393851

Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền Tông

Những người tìm hiểu hay tu theo đạo Phật, ít có người nghe đến hai danh từ Huyền Ký của Đức Phật dạy.

Vì sao vậy?

– Vì tập Huyền Ký này, Đức Phật dạy vào một năm sau cùng trước khi Đức Phật nhập Niết bàn. Đức Phật chỉ dạy riêng cho 15 đệ tử của Ngài là những vị đã giác ngộ “Yếu chỉ Thanh Tịnh Thiền” trở lên. Sau cùng, Đức Phật trao tập Huyền Ký này cho ông Ma Ha Ca Diếp, là vị Tổ Thiền tông đời thứ Nhất, nhờ vị Tổ này truyền riêng theo dòng Thiền tông. Vì vậy, các kinh điển phổ thông chúng ta không thấy tập Huyền Ký này là vậy.

Vì sao Đức Phật không truyền theo các kinh điển phổ thông?

Chúng tôi xin trích một phần nhỏ nguyên nhân mà Đức Phật dạy trong tập Huyền Ký của Ngài như sau:

Ngày xưa, tín ngưỡng của dân nước Ấn Độ chia ra làm 2 thành phần:

Thành phần thứ nhất:

* Những người bình dân họ tin rằng:

– Trái đất này là do “Thượng Đế” sinh ra.

– Con người và vạn vật cũng do Thượng Đế làm ra.

– Hai bên “Vai giáp” của mỗi con người có 2 vị “Thần chấm điểm” việc làm thiện hay ác của con người.

– Khi con người chết đi, thì được các vị “Phán quan” xem việc làm thiện và ác của họ ở mức độ nào mà trình với “Vua Diêm Vương”:

– Nếu họ làm thiện nhiều, thì được Vua Diêm Vương trình lên Thượng Đế cho lên “Thiên Đàng” ở hưởng sung sướng đời đời.

– Còn làm ác nhiều, thì Vua Diêm Vương tự Ngài sai “Ngưu Đầu Mã Diện” đem giam vào các tầng Địa Ngục để trị tội.

Thành phần thứ hai:

* Những người tu hành họ tin rằng:

– Trái đất này là do “Đấng Tạo Hóa” sanh ra.

– Loài người và vạn vật cũng do Đấng Tạo Hóa làm nên.

– Họ cũng tin tưởng: Loài người sống nơi trái đất này có 2 con đường đi sau khi chết:

Một: Làm thiện thì được lên cõi Trời hưởng phước.

Hai: Làm ác phải bị đày vào Địa Ngục để thọ lãnh quả xấu do họ tự tạo ra nơi thế giới này.

Do vậy:

Dạng người tu hành thứ nhất:

– Họ chủ trương làm 2 việc như sau:

Một: Mỗi ngày phải “Sám hối” những việc làm sai trái của họ.

Hai: Cầu xin Đấng Tạo Hóa rước họ về “Nước Trời” ở để không còn bị khổ ở Thế gian này nữa.

Dạng người tu hành thứ hai: Họ tin tưởng rằng:

– Muốn hết tội lỗi do mình làm ra, duy nhất chỉ xuống sông Hằng tắm cho sạch thì mới hết tội lỗi được.

– Và nhiều tín ngưỡng khác nữa.

Trên đây là người xưa của nước Ấn Độ tin và làm như vậy.

Mục Lục

  1. Lời giới thiệu
  2. Cấu trúc Càn khôn vũ trụ
  3. Các hành tinh có sự sống
  4. Quy luật luân hồi nơi Trái đất
  5. Cõi trời Ngọc Hoàng Thượng Đế
  6. Bảng phân loại Tần số 18 Tầng Địa Ngục
  7. Cách hình thành một Trung Ấm Thân
  8. Bài sám hối theo Thiền tông
  9. Đức Phật truyền Bí mật thanh tịnh thiền cho Ma Ha Ca Diếp
  10. Dòng chảy mạch nguồn Thiền tông – P1
  11. Dòng chảy mạch nguồn Thiền tông – P2
  12. Bài kệ 60 câu Đức Phật dạy về những gì trong Tánh Phật
  13. Bài kệ 20 câu của Thiền sư Ni Đức Thảo
  14. Bài kệ ngộ Thiền của Tiền Thân Đức Phật ở Trời Đâu Suất
  15. Ngài A Nan trình với Đức Phật
  16. Ngài Ma Ha Ca Diếp nhận Tập Huyền ký của Đức Phật
  17. Điều kiện cấp giấy và phong Thiền
  18. Đức Phật dạy về Tập Huyền Ký
  19. Ngài Ma Ha Ca Diếp hỏi về cất chùa?
  20. Ngài Ca Chiên Diên hỏi về Tâm thanh tịnh?
  21. Ngài Phú Lâu Na hỏi về Bồ Tát?
  22. Ngài A Nan hỏi về chùa?
  23. Tỳ kheo Phất Trần Thi hỏi về Trái đất?
  24. Tỳ kheo A Lạt Đề hỏi về 37 pháp quán trợ đạo?
  25. Tỳ kheo Trường An Thịnh hỏi về Càn khôn vũ trụ?
  26. Tỳ kheo Lễ Thành An hỏi về Bồ Tát và A La Hán?
  27. Cư sỹ Liên Trường Phát hỏi về Kiến Tánh?
  28. Ngài Ca Chiên Diên hỏi về nhìn thấy Bể Tánh?
  29. Cư sỹ Lương Khánh Hoàng hỏi về tự tu tập?
  30. Tỳ kheo Uất Phương Lam hỏi về Thượng Đế?
  31. Cư sỹ Lưỡng Hành Tuyền hỏi về khấn nguyện?
  32. Ngài Ca Chiên Diên hỏi về  Lời nguyền của Ma Vương?
  33. Cư sỹ Lễ Trân Châu hỏi về quy luật luân hồi của Trái đất?
  34. Tỳ kheo A Luật Đà hỏi về Trung Ấm Thân?
  35. Ngài A Nan hỏi Đức Phật 5 câu?
  36. Tám phần dạy sau cùng của Đức Phật
  37. Đức Phật dạy thêm về Tập Huyền ký
  38. Bài kệ Kính mừng Phật Đản của Tổ Mã Minh
  39. Buổi lễ công bố Huyền ký của Lục Tổ Huệ Năng
  40. Tổ Thiền tông Việt Nam
  41. Giới thiệu chùa Thiền tông Tân Diệu
  42. Tôn chỉ – Cương Lĩnh của chùa Thiền tông Tân Diệu
  43. Nội qui của chùa Thiền tông Tân Diệu
  44. Lời giải bày của viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu
  45. Bài kệ phong Thiền gia cho soạn giả
  46. Đức Phật dạy riêng cho Thiền tông gia
  47. Lời dạy của Đức Phật
  48. Các ấn phẩm đã xuất bản

Xem thêm: Thiền Tông

#thientong #giacngo #giaithoat

Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền Tông
Chân Không

Chân Không

1630557508

Đức Phật dạy Công Thức Giải Thoát

NGÀI XÁ LỢI PHẤT THƯA HỎI ĐỨC PHẬT: XIN ĐỨC THẾ TÔN DẠY CON CÔNG THỨC GIẢI THOÁT !.

ĐỨC PHẬT DẠY:

Này ông Xá Lợi Phất: Ông muốn giải thoát , trước hết phải hiểu 2 phần:

PHẦN 1: Ông hãy nghe 4 câu kệ của Như Lai:

Giải thoát là để đi đâu ?

Vào nơi sống mới, ở đâu phải tường ?

Phải biết nơi đó chủ trương ?

Cuộc sống thường nhật phải tường phải thông?

PHẦN 2: Ông hãy nghe tiếp 8 câu:

Nơi sống hiện tại của ông.

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

Muốn lìa sức hút thế gian

Tạo ra công đức mở đường về quê

Nơi quê chỉ một đường về

Hải Triều Dương ấy là quê của mình.

ĐỨC PHẬT DẠY TIẾP:

- NƠI PHẬT GIỚI: Có điện từ Quang bao trùm khắp.

- NƠI THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI VÀ TRONG TAM GIỚI NÀY: Do điện từ Âm Dương cuốn hút và luân chuyển theo trục ngược xuôi đa chiều:

- NẾU MUỐN TRỞ VỀ PHẬT GIỚI THÌ:

Phải mang được vỏ bọc tánh Người đến sát bên Cửa Hải Triều Dương.

Đến đây vỏ bọc tánh Người không chịu nổi tiếng dao đông rất khủng khiếp của Cửa Hải Triều Dương, nên vỏ bọc tánh Người phải nhả vỏ bọc tánh Phật ra.

Tánh Phật được tự tại mang khối công đức vượt qua Cửa Hải Triều Dương để vào Phật giới.

- Vỏ bọc tánh Phật có công đức càng nhiều thì càng tốt.

ĐỂ CHI VẬY ?

công đức có công dụng như sau:

1 - Công đức là loại cực Dương, tức cực Mạnh. Tánh Phật mang thật nhiều công đức đến đây, thì cửa Hải Triều Dương tự động mở ra để Phật tánh tự do vượt qua cửa này.

2 - Còn Phật tánh mang công đức ít, thì bên trong Phật giới có 1 vị Phật đến cửa này trợ giúp.

Khi Phật tánh mang khối công đức trở về Phật giới, thì được ánh sáng điện từ Quang chiếu vào khối công đức này hình thành ra một Vị Phật.

[ Bất cứ con người nào cũng đều có Tánh Phật, mang Tánh Phật vào cửa Hải Triều Dương bằng Công Đức. Thoát ra khỏi Tam giới gọi là Giải Thoát, để trở về Phật Giới, thành Phật.]

VIỆC LÀM CỦA MỘT VỊ PHẬT Ở BÊN PHẬT GIỚI:

  1. Vị Phật nào có công đức và phước đức vô lượng: Được lập quốc Tịnh Độ bất cứ đâu trong Càn Khôn Vũ Trụ này.
  2. Vị Phật nào chỉ có công đức vô lượng: Được phân thân vào trong Càn Khôn Vũ trụ, thấy hành tinh nào có loài Người Sinh sống, mà họ muốn giải thoát, đến đó giúp họ.
  3. Vị Phật nào có công đức thật nhiều: Được phân thân vào trong một Đại thiên Thế giới thấy hành tinh nào có loài Người sinh sống, mà họ muốn giải thoát, đến giúp họ.
  4. Vị Phật nào có công đức vừa: Được phân thân vào 1 Trung thiên Thế giới. Thấy hành tinh nào có loài người sinh sống, thấy ai muốn giải thoát giúp họ.
  5. Vị Phật nào có công đức ít , không tự vượt Hải Triều Dương được, phải nhờ một vị Phật trong Phật giới trợ giúp, thì vị Phật này: Chỉ được phân thân vào Thế giới loài Người mà trước kia vị Phật Đó sinh sống. Thấy người nào muốn giải thoát giúp họ.
  6. Vị phật nào có công đức thật ít, không tự vượt Hải Triều Dương được, phải nhờ vị Phật trong Phật giới trợ giúp, thì vị Phật này: Chỉ được phân thân vào Thế giới loài Người mà trước kia vị đó sinh sống. Thấy người nào muốn giải thoát giúp họ.

(Trích quyển 7: Đức Phật Dạy Tu Thiền Tông)

Xem thêm: Cách tạo ra Công Đức để trở về Phật Giới thành Phật

#giacngo #giaithoat #thientong 
 

Đức Phật dạy Công Thức Giải Thoát
Chân Không

Chân Không

1631535595

4 loại Đức và công dụng của mỗi loại

– TỚI GIỜ CHÚNG CHÁU VẪN CHƯA BIẾT ĐƯỢC CÔNG ĐỨC CỦA 1 NGƯỜI CẤU TẠO BẰNG CHẤT GÌ?

CÔNG ĐỨC LÀ KHÔNG ÂM KHÔNG DƯƠNG, NẾU GIẢI THÍCH THEO KHOA HỌC THÌ NGƯỜI CÓ CÔNG ĐỨC LÀ CHẤT GÌ TRONG TAM GIỚI, THƯA BÁC?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

– Ở Trái đất này có 4 loại Đức, sử dụng cho 4 nơi như:

  1. + Phước Đức Dương: Sử dụng ở các cõi Trời.
  2. + Phước Đức Âm: Sử dụng ở trên mặt đất.
  3. + Ác Đức: Sử dụng ở dưới mặt đất và dưới lòng đất. Vì vậy có câu: Người nghèo sát đất!
  4. + Công Đức: Sử dụng ở Phật Giới.

– Tất cả các Đức này không ví dụ được, mà chỉ thấy kết quả của nó như sau:

  1. 1. Phước Đức Dương: Vãng sanh lên các cõi Trời hưởng Phước.
  2. 2. Phước Đức Âm: Làm người giàu sang ở trên mặt đất hưởng Phước.
  3. 3. Ác Đức: Làm người nghèo khổ sát mặt đất và dưới lòng đất!
  4. 4. Công Đức: Đem về Phật Giới, định hình ra ngôi nhà Pháp thân thanh tịnh và Kim Thân Phật, hưởng quả vị Phật.

Trích: GIẢI ĐÁP TUYỆT MẬT CHO NGUYỄN THÀNH TÀI, TP. HỒ CHÍ MINH. Giải đáp Thiền Tông ngày 12/09/2021

Website: https://thientong.com/ufo/

#thientong #giacngo #giaithoat #giaidapthientong #chankhong

4 loại Đức và công dụng của mỗi loại
Chân Không

Chân Không

1631681975

Ham muốn mãnh liệt về Phật Giới là phải như thế nào?

Trò hỏi:

Phật gia thiền tông gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn lắm trong công việc và trong gia đình thầy cho con hỏi đây có phải là lý do mà 100 người tu thiền tông phải thoái lui 95 người không ạ?

Thầy trả lời:

Việc 100 người thoái lui 95 người và đi tới 5 người là vì: trước kia mình tu theo đạo Thánh, mình bây giờ gặp được pháp Thiền Tông này thì ham thích nhưng Thánh ổng cản, mình kiên trì lao vào nên Thánh cũng để lao vào đến truyền thiền xong đi ra là ổng lôi kéo lại, nên mới có chuyện 100 còn 5 người đi đến đích. ( mọi việc là Thánh can thiệp vào).

Trò hỏi:

Phật tử thiền tông thấy cuộc sống khó khăn gặp nhiều điều cản trở nhưng Phật tử thấy cuộc sống càng khốn khó càng quyết chí mãnh liệt hơn ý chí giải thoát luôn hàng đầu vậy người Phật tử này có về được Phật giới không ạ?

Thầy trả lời:

Một lòng kiên cố thì được, chính mấy cái người này mới về được. 

Mình không cần tạo công đức nhiều tạo ít thôi để đi ra khỏi cái quy luật vật lý này, về phật giới làm ông Phật con rồi mình muốn phân thân mình độ ai nó rất dễ, từ từ kim thân Phật nó lớn lên, chính cái người này mới là dễ đi gọi là ham muốn mãnh liệt về phật giới.

Còn lơ lơ là là thì coi chừng không đi được, mới vô thì làm dữ lắm làm vài bữa thì xìu đó, con để ý: mấy người vô mà nhiệt tình quá coi chừng rút lui sớm, nhất là: những người tu mà theo đạo khác rồi đó mà vô này nhiệt tình tôi bảo đảm không lâu dài được, ở không được nhưng mà rủi có chuyện gì thì hại cho mình luôn.

Chuẩn hoá thiền tông 26/7/2020

Công Đức là gì? Bằng cách nào tạo Công Đức trong sáng?
 

#hammuonmanhliet #thientong #giaithoat 

Ham muốn mãnh liệt về Phật Giới là phải như thế nào?